Preloader Close
14-08 2023
Các hiệp định FTA đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trọng việc thúc đẩy hoạt động kinh tế, giao thương của Việt Nam với thế giới. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đóng vai trò vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp Việt nam tận dụng được tối đa các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã được ký kết. Bạn có biết hiện nay hàng hóa của Việt nam đang được áp dụng những FTA nào, mẫu C/O áp dụng cho các thị trường tương ứng? hãy cùng công ty Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Hiệp định tự do thương mại FTA FTA là gì? FTA (Free Trade Area) được hiểu là các Hiệp định thương mại tự do thương mại gồm các điều khoản thỏa thuận giữa các bên thành viên về các quy định thuế quan hàng hóa. Nhằm tạo điều kiện giao thương tốt nhất kích thích hoạt động đầu tư, tạo lợi nhuận giữa các thành viên trong FTA. Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại tự do nào? Tính đến tháng 7/2023, Việt Nam đã chính thức ký kết 16 hiệp định FTA và 3 hiệp định đang trong thời gian đàm phán. Thông qua các hiệp định thương mại tự do này, Việt nam sẽ có thêm rất nhiều cơ hội bước chân vào các thị trường kinh tế tiềm năng trên thế giới. Những hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã được ký kết, có hiệu lực: AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (1993) ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (2003) AKFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (2007) AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (2008) VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (2009) AIFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (2010) AANZFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand (2010) VCFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê (2014) VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (2015) CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (2016) AHKFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (14/01/2019) EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (12/02/2021) VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (01/08/2021) UKVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Vương Quốc Anh & Bắc Ailen (01/05/2021) RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (01/01/2022) VIFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel (25/07/2023). Bên cạnh đó, còn 3 hiệp định đang được đàm phán gồm: Việt Nam – EFTA FTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein) ASEAN - Canada Việt Nam – UAE FTA (Việt Nam, các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE)) Những mẫu C/O đang được áp dụng tại Việt Nam Để hưởng lợi từ các FTA, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa đến các thị trường thành viên của FTA cần khai báo mẫu C/O theo đúng hiệp định ký kết. Nếu các bạn chưa biết mẫu C/O là gì và lợi ích của CO hãy tham khảo: Xuất xứ hàng hóa? Tại sao phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa Các mẫu C/O được áp dụng theo các hiệp định thương mại tự do tại Việt Nam Loại hiệp định (FTA) Thị trường Mẫu C/O AFTA ASEAN Form A ACFTA ASEAN-Trung Quốc Form E AKFTA ASEAN-Hàn Quốc Form AK AJCEP ASEAN - Nhật Bản Form AJ VJEPA ASEAN - Nhật Bản Form VJ AIFTA ASEAN - Ấn Độ Form AI AANZFTA ASEAN -Australia-New Zealand Form AANZ VCFTA Việt Nam - Chi Lê Form VC VN-EAEU FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu Form EVA CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Form CPTPP AHKFTA ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) Form AHK EVFTA Việt Nam - Liên minh Châu Âu Form EUR.1 VN-EAEU FTA Việt Nam và Khối EFTA Form EVA UKVFTA Nam- Vương Quốc Anh & Bắc Ailen Form EUR.1 UK RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Form RCEP VIFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel C/O mẫu VI Mẫu C/O áp dụng theo các hiệp định đa phương, song phương tại Việt Nam LOẠI NHỮNG NƯỚC YÊU CẦU C/O CƠ QUAN CẤP C/O C/O FORM A 1 Áo 16 Thổ Nhĩ Kỳ VCCIBộ Công Thương 2 Canada 17 Áo 3 Nhật Bản 18 Bỉ 4 New Zealand 19 Đan Mạch 5 Na Uy 20 Phần Lan 6 Thụy Sĩ 21 Pháp 7 Mỹ 22 Đức 8 Belarusia 23 Hy Lạp 9 Bulgaria 24 Ireland 10 Cộng hòa Séc 25 Ý 11 Hungary 26 Luxembourg 12 Ba Lan 27 Hà Lan 13 Nga 28 Bồ Đào Nha 14 Tây Ban Nha 29 Thụy Điển 15 Anh 30 Thổ Nhĩ Kỳ C/O FORM B C/O này không được hưởng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu VCCI C/O FORM D Các nước Asean 1 Brunei Bộ Công Thương 2 Campuchia 3 Indonexia 4 Lào 5 Malaysia 6 Myanmar 7 Philipines 8 Singapore 9 Thái Lan 10 Việt Nam C/O FORM E 1. Trung Quốc Bộ Công Thương VCCI 2. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) C/O FORM AK 1. Hàn Quốc Bộ Công Thương 2. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) C/O FORM AJ 1. Nhật Bản Bộ Công thương 2. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) C/O FORM AI 1. Ấn Độ Bộ Công Thương 2.Các nước ASEAN (tham khảo C/O form D) C/O FORM ANNZ 1. Úc Bộ Công ThươngVCCI 2. New Zealand 3. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) C/O FORM EUR1.UK 1. Việt Nam Bộ Công Thương 2. Vương quốc Anh 3. Bắc Ailen C/O RCEP 1. Nhật Bản Bộ công thương 2. New Zealand 3. Australia 4. Trung Quốc 5. Hàn Quốc 6. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) C/O FORM EVA 1. Nga Bộ Công Thương 2. Cộng hòa Belarus 3. Cộng hòa Kazakhstan 4. Cộng hòa Armenia 5. Cộng hòa Kyrgyzstan C/O FORM CPTPP 1. Nhật Bản 7. Australia Bộ Công Thương 2. Canada 8. Singapore 3. Mexico 9. Brunei 4. Peru 10. Malaysia 5. Chile 11. Việt Nam 6. New Zealand C.O FORM EUR.1 1.27 nước thành viên EU( tham khảo tại đây) Bộ Công Thương 2. Việt Nam C/O đang được áp dụng tại Việt Nam của hiệp định song phương? LOẠI NHỮNG NƯỚC YÊU CẦU C/O CƠ QUAN CẤP C/O C/O FORM VJ Nhật Bản Bộ Công Thương C/O FORM VC Chile Bộ Công Thương C/O FORM VK Hàn Quốc Bộ Công Thương C/O FORM S Lào Bộ Công Thương C/O ưu đãi chỉ áp dụng một số mặt hàng? LOẠI NHỮNG NƯỚC YÊU CẦU C/O CƠ QUAN CẤP C/O C/O FORM GSTP Gồm 43 nước thành viên VCCI C/O FORM Anexo III Mexico VCCI C/O PERU Peru VCCI C/O FORM Venezuela Venezuela VCCI Dịch vụ hải quan - Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco Khi làm thủ tục hải quan, việc cập nhật mẫu C/O giúp các doanh nghiệp nhận được rất nhiều ưu đãi về thuế quan, tăng sức cạnh tranh tại các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, xác định mẫu C/O phù hợp với các thị trường cũng giúp đẩy nhanh thời gian hoàn thành thủ tục hải quan hàng hóa để xuất khẩu quốc tế. Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đại lý Hải quan theo quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 03 tháng 04 năm 2015. Với kiến thức toàn cầu và am hiểu chuyên sâu trọng lĩnh vực hải quan - xuất nhập khẩu. Cùng với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, luôn cập nhật các thông tin, cơ chế pháp luật, quy định về xuất nhập khẩu nhanh nhất. Đến với Lacco, các bạn sẽ được nhận dịch vụ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhằm khai đúng, khai đủ và tận dụng được các chính sách ưu đãi của nhà nước để bảo vệ lợi ích của đơn vị xuất nhập khẩu. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
28-06 2023
Để quá trình làm thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi thì việc lựa chọn và áp mã HS rất chính xác. Để áp mã hs của hàng hóa chính xác, các bạn cần chú ý thực hiện theo đúng 6 nguyên tắc sau: Quy tắc áp mã hs 1: Phân loại theo tên hàng hóa Quy tắc này yêu cầu phân loại hàng hóa dựa trên tên thông thường của chúng. Tên hàng hóa được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ, mô tả, thông tin kỹ thuật và tên chung của hàng hóa. Ví dụ: Phân tích mã HS của sản phẩm quạt năng lượng mặt trời: Bước 1: Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng Bước 2: Nhóm sản phẩm 8414 - Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc. Bước 3: 8414 - Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc. Bước 4: Quạt mã hs 841451 - Quạt bàn, quạt sàn, quạt tường, quạt cửa sổ, quạt trần hoặc quạt mái, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125 W Bước 5: 84145110 - Quạt bàn và quạt dạng hộp Quy tắc 2: Phân loại theo sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện - Các loại sản phẩm chưa được lắp ráp hoàn thiện để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của sản phẩm. Nhưng sản phẩm vẫn sẽ được áp mã như sản phẩm đã hoàn thiện. Ví dụ, nhập khẩu Ô tô nhưng vẫn thiếu bánh xe, thì vẫn sẽ áp mã HS code của ô tô. - Sản phẩm tháo rời các bộ phận, nhưng khi lắp lại sẽ được sản phẩm hoàn thiện thì vẫn sẽ áp mã hs sản phẩm hoàn thiện. Ví dụ các thiết bị, máy móc kỹ thuật có kích thước lớn sẽ được tháo rời ra để thuận tiện cho quá trình vận chuyển. Những sản phẩm này vẫn sẽ khai báo mã HS theo sản phẩm hoàn thiện. Với trường hợp này, nếu bạn cố tình khai báo mã của bộ phận, nhưng các bộ phận bị tách rời và vận chuyển theo các chuyến hàng khác nhau. Nếu có kiểm tra sau thông quan mà bị phát hiện, doanh nghiệp vẫn sẽ bị phát theo quy định. Phôi: Đây là loại hàng hóa có hình dáng bên ngoài gần giống với sản phẩm đã hoàn thiện. Có tác dụng duy nhất là hoàn thiện thành phẩm hoàn chỉnh. Do đó, phôi sẽ được áp mã HS như sản phẩm hoàn chỉnh. - Riêng đối với những bộ phận chưa lắp ráp, thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện 1 mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng. Bạn có thể xem thêm:Hướng dẫn phân loại mã HS các bộ phận, phụ kiện của máy móc - thiết bị Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất Đối với những hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu sẽ được áp dụng theo quy tắc này. Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó. Chất A thuộc nhóm 1, Chất B cũng thuộc nhóm 1 => hỗn hợp của A + B sẽ thuộc nhóm 1. Sản phẩm hàng hóa được chế tạo bằng 1 chất hay 1 loại nguyên liệu hoặc có 1 phần nguyên liệu hay chất đó sẽ được phân cùng 1 nhóm. (Lưu ý: sau khi các quy tắc 1, 2b không áp dụng được mới áp dụng mục này) Đối với hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất, và hàng hóa cấu tạo từ hai hay nhiều nguyên liệu hoặc chất, nếu thoạt nhìn qua có thể phân loại vào hai hay nhiều Nhóm, thì phải được phân loại theo quy tắc 3. Quy tắc 3: Đối với những hàng hóa thoạt nhìn sẽ nằm ở nhiều nhóm Quy tắc 3a: Sản phẩm nằm ở nhiều nhóm khác nhau Nếu mặt hàng nằm ở nhiều nhóm thì nhóm nào mô tả được chính xác và chi tiết nhất sẽ phân hàng về nhóm mã HS đó. Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ đều có lắp động cơ điện được phân vào Nhóm 85.10 mà không phải trong Nhóm 84.67 (nhóm các dụng cụ cầm tay có lắp động cơ điện) hoặc vào Nhóm 85.09 (các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện). Vì nhóm 85.10 đã quy định cụ thể luôn là: “Máy cạo râu, tông đơ cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có lắp động cơ điện”. Quy tắc 3b: Hàng hóa gồm hỗn hợp nhiều nguyên liệu & Bộ sản phẩm bán lẻ Hàng hóa gồm hỗn hợp nhiều bộ phận và nguyên liệu khác nhau: – Áp theo nguyên liệu hay thành phần mang lại bản chất đặc trưng cơ bản cho hàng hoá. (bản chất đặc trưng có thể dựa vào: Kích thước; Số lượng; Chất lượng; Khối lượng; Giá trị; Công dụng…. hoặc khác. Ví dụ một số sản phẩm như: Cửa nhôm (76.10) có tay nắm bằng thép (73.26) => Áp mã cửa này theo mã nhôm. Một bộ sản phẩm bán lẻ – Hàng hóa là bộ sản phẩm được cấu thành từ nhiều sản phẩm, nguyên liệu. Mỗi sản phẩm, nguyên liệu thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau => phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặc tính, tính chất cơ bản của bộ đó. - Xác định hàng hóa theo tính chất cơ bản. Có thể thông qua nguyên liệu, thành phần, kích thước, trọng lượng, khối lượng và trị giá của sản phẩm. Hoặc cũng có thể đánh giá theo vai trò của nguyên liệu cấu thành liên quan như thế nào với tính năng sử dụng của hàng hóa. - Điều kiện áp quy tắc 3b: + Có ít nhất 2 sản phẩm khác nhau trong bộ. (Bộ thìa dùng trong nấu ăn, số lượng sản phẩm lớn hơn 2 chiếc nhưng không được xếp vào 1 bộ sản phẩm) + Các sản phẩm phải được đóng gói bán lẻ: Các sản phẩm được đóng gói hoàn thiện và xếp cùng với nhau. + Các công dụng và các thức hoạt động của sản phẩm có thể khác nhau nhưng có thể cùng nhau hỗ trợ 1 hoặc vài sản phẩm chính thực hiện 1 chức năng cụ thể xác định. Quy tắc 3c: 1 sản phẩm từ nhiều bộ phận (các bộ phận nằm ở nhiều nhóm) Áp dụng khi: – Khi không áp dụng được Quy tắc 3(a) hoặc quy tắc 3b, hàng hóa sẽ được phân loại theo Quy tắc 3(c). – Một sản phẩm được tạo thành từ nhiều bộ phận nhưng các bộ phận này lại nằm ở các nhóm khác nhau. Theo Quy tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại. Tham khảo:Phân loại mã HS theo danh mục hàng hóa đối với loại hàng hóa đặc biệt Quy tắc 4: Quy tắc phân loại theo nguyên liệu và phương pháp sản xuất Quy tắc này yêu cầu phân loại hàng hóa dựa trên nguyên liệu chính và phương pháp sản xuất được sử dụng để tạo ra chúng. Điều này bao gồm các yếu tố như quy trình sản xuất, cấu trúc và thành phần của hàng hóa. Quy tắc 5: Hộp đựng, bao bì Quy tắc 5a: Bao bì đựng sản phẩm được tích hợp thêm tính năng dùng chung với sản phẩm - Các loại bao bì, hộp đựng hàng hóa có thể sử dụng trong thời gian dài và được bán kèm với sản phẩm khi bán và được phân loại cùng với mặt hàng này. Vd: Hộp đựng trang sức (Nhóm 71.13); Bao đựng máy cạo râu bằng điện (Nhóm 85.10); Bao ống nhòm, hộp kính viễn vọng (Nhóm 90.05); Hộp, bao và túi đựng nhạc cụ (Nhóm 92.02); Bao súng (Nhóm 93.03). - Lưu ý, những loại bao bì có tính chất cơ bản, nổi trội hơn so với hàng hóa đựng bên trong thì sẽ không được áp dụng nguyên tắc này. Vd: Hộp đựng kính đeo mắt mà chất liệu làm hộp kính đó làm từ vàng thì bắt buộc phải nhập mã HS khác. Những mặt hàng khác cũng tương tự như vậy. – Nếu nhập riêng túi hộp bao bì đặc biệt, nổi bật thì sẽ phải nhập riêng theo mã và nhóm HS khác thích hợp mà không theo mã sản phẩm. Quy tắc 5b: Bao bì thông thường – Quy tắc này qui định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng (như túi nilon, hộp carton…), được áp mã HS theo hàng hóa. Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại. Vd: Không áp mã bình chứa ga bằng thép (bình có thể sử dụng lại) vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng. Nếu là bình ga dùng một lần thì sẽ áp theo mã HS của ga. Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng trong các phân nhóm – Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan. – Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ. Vd: 1 gạch so sánh với 1 gạch, 2 gạch so sánh với 2 gạch…. (gạch là gạch đầu dòng “-” trước tên hàng trong phần mô tả hàng hóa của biểu thuế) – Chú giải của phân nhóm và nhóm có giá trị hơn chú giải của chương. – Phạm vi của phân nhóm hai gạch không được vượt quá phạm vi của phân nhóm một gạch, và phân nhóm một gạch không được vượt quá nhóm của nó. Các quy tắc này được sử dụng để xác định mã số HS đúng cho hàng hóa và đảm bảo sự đồng nhất trong việc phân loại hàng hóa trên toàn cầu. Mã số HS quy định các thông tin cần thiết để xác định thuế quan, thống kê thương mại và các quy định liên quan khác. Để đảm bảo việc khai báo hải quan hàng hóa, áp dụng đúng các quy tắc áp mã hs hàng hóa theo quy định, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Công ty Lacco - Đại lý Hải quan theo quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 03 tháng 04 năm 2015 hỗ trợ. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
15-06 2023
Chương trình do Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Tập đoàn Alibaba tổ chức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân về chính sách hỗ trợ DN xuất khẩu và đánh giá xu hướng thương mại điện tử. Nội dung chương trình Địa điểm: Tầng 3, Khách sạn Bảo Sơn (50 Nguyễn Chí Thanh) Thời gian dự kiến: 8h00-12h00 ngày 16/6/2023 Ban tổ chức: - Sở Công thương Hà Nội Cục Xúc tiến Thương mại điện tử và Kinh tế số Nội dung quan trọng: - Chia sẻ Các chính sách hỗ trợ DN thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới: Đại diện Cục TMĐT & KTS - Giải pháp Logistic hiệu quả cho doanh nghiệp: Ông Hoàng Việt Phương, PGĐ Công ty cổ phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco - Xu hướng thương mại điện tử và xuất nhập khẩu toàn cầu: Cơ hội xuất khẩu & giải pháp cho Doanh nghiệp. Bà Phạm Thị Thơm- Trưởng bộ phận Tư Vấn Xuất Khẩu Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB Và rất nhiều nội dung mang giá trị thực tiễn sẽ được các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp thành công trên hành trình phát triển xuyên biên giới. Doanh nghiệp có nhu cầu tham dự đăng ký ngay tại: https://forms.gle/ToQnzmVsSzXWGTCu9 Người liên hệ: Đ/c Tuấn Anh - Di động: 0901.168.799, E-mail: anhtuansct87@gmail.com Agenda Chương trình Giải pháp “nâng cao kỹ năng xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới thông qua thương mại điện tử cho doanh nghiệp Hà Nội” Thời gian Nội dung Phụ trách 8:00-8:30 Đón tiếp đại biểu, check in khách mời 08:30-08:35 Phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Thế Hiệp, PGĐ SCT Hà Nội 08:35-08:55 Các chính sách hỗ trợ DN thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới Đại diện Cục TMĐT & KTS 08:55-9:40 Giải pháp Logistic Ông Hoàng Việt Phương, PGĐ Công ty cổ phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco 9h40-9h55 Giải lao 9h55-10h30 Xu hướng thương mại điện tử và xuất nhập khẩu toàn cầu. - Cơ hội xuất khẩu của DNVN trên Alibaba.com - Giải pháp Gold Supplier dành cho DN Hà Nội Bà Phạm Thị Thơm- Trưởng bộ phận Tư Vấn Xuất Khẩu Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB 10h40-11:10 Hành trình thành công trên Alibaba.com Bà Nguyễn Xuân Hải Yến- Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại PROLINE VIỆT NAM - Đại diện doanh nghiệp thành công trên Alibaba.com 11:10-11:40 Hỏi đáp tọa đàm 11:40-11:45 Bế mạc Danh sách đại biểu tham gia hội thảo và tọa đàm 1. Ông Đào Mạnh Khôi, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ TMĐT Phía Bắc- Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB 2. Bà Phạm Thị Thơm, Trưởng bộ phận Tư Vấn Xuất Khẩu - Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB 3. Bà Nguyễn Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc - Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại PROLINE VIỆT NAM. Đóng góp vào sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và Logistics nói chung của Hà Nội, Ông Hoàng Việt Phương (Phó Giám đốc - Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco) sẽ tham gia và cùng các doanh nghiệp chia sẻ về những giải pháp Logistics hiệu quả cho các doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp xuất nhập khẩu tối ưu nhất, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Chia sẻ bài viết
08-06 2023
Tình trạng mất điện vào mùa khiến cho nhu cầu sử dụng Quạt điện năng lượng mặt trời, các sản phẩm quạt tích điện ngày càng gia tăng. Có thể nói, dòng sản phẩm này đang rất HOT trong mùa hè này. Để nhập khẩu quạt quạt năng lượng mặt trời, quạt tích điện cần như thủ tục như thế nào? Thuế nhập khẩu dòng sản phẩm này là bao nhiêu? Thông số và nguyên lý hoạt động của quạt năng lượng mặt trời Để quạt hoạt động dưới nguyên lý không có nguồn điện thì bên trong quạt năng lượng mặt trời đã được tích hợp thêm tấm pin năng lượng mặt trời để tích điện vào bộ trữ điện của quạt. Nhờ vào tấm pin năng lượng mặt trời này mà vào những ngày trời nắng càng to thì tốc độ chạy càng mạnh. Tùy nhu cầu sử dụng mà các nhà sản xuất sẽ đưa ra các loại thông số khác nhau. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo thông số phổ thông nhất của loại quạt năng lượng mặt trời này: - Có thể sạc bằng Adapter 12.6V - Tấm pin thu năng lượng mặt trời 25W - Pin gắn liền quạt sử dụng công nghệ lithium chống chai, tuổi thọ lên đến 3-5 năm - Thời gian sử dụng 6-8 giờ/lần sạc tùy mức độ - Thời gian sạc 4-6 giờ nắng - Kích thước: 47x47x21 cm - Cân nặng: 6.5 kg. Tham khảo:Thủ tục nhập khẩu máy điều hòa không khí Căn cứ pháp lý nhập khẩu quạt năng lượng mặt trời Để nhập khẩu năng lượng mặt trời, quạt tích điện các bạn nên tìm hiểu chi tiết về luật xuất nhập khẩu và các quy định về xuất nhập khẩu của thị trường bạn có ý định nhập khẩu. Bên cạnh đó, các bạn cần tìm hiểu thêm các quy định sau: Quyết định số 1325A/QĐ-BCT ngày 20/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Công thương về danh mục mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. Quyết định số 2284/QĐ-BKHCN ngày 15/08/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Bảng mã HS đối với phương tiện đo nhóm 2 phải phê duyệt mẫu thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường khi nhập khẩu. Căn cứ vào những quyết định trên, có thể thấy khi nhập khẩu quạt điện năng lượng mặt trời cần phải thực hiện kiểm tra chất lượng về hiệu suất năng lượng (1325A/QĐ-BTC); sản phẩm phải được chứng nhận và công bố hợp quy theo QCVN4:2009/KHCN và dán nhãn năng lượng. Thủ tục nhập khẩu quạt năng lượng mặt trời Để nhập khẩu chính ngạch các sản phẩm quạt tích điện, quạt chạy bằng năng lượng mặt trời, chúng ta cần phải nắm được các thông tin về mã HS code, thuế nhập khẩu và các thủ tục nhập khẩu theo quy định. Mã HS của quạt năng lượng mặt trời Đặc điểm của dòng sản phẩm này là máy chạy bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc. Do đó, khi nhập khẩu quạt điện năng lượng mặt trời sẽ sử dụng mã HS code: 84145110, thuộc nhóm 8414. Thuế nhập khẩu quạt năng lượng mặt trời là bao nhiêu? Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu 2023, Thuế nhập khẩu quạt năng lượng mặt trời sẽ được áp dụng như sau: - Thuế nhập khẩu ưu đãi: 30% - Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng): 10% - Thuế nhập khẩu từ Trung Quốc khi có C/O form E: 15%. Để hiểu hơn về các loại thuế, khai báo CO form E, các bạn hãy liên hệ ngay đến hotline: 0906 23 5599 để được hỗ trợ nhanh chóng. Thủ tục nhập khẩu gồm những gì? - Tờ khai hải quan nhập khẩu - Commercial Invoice (hóa đơn thương mại) - Bill of Lading/Air waybill - C/O nếu có - Các chứng từ khác (chứng nhận kiểm tra chất lượng và dán nhãn năng lượng). Giấy phép chuyên ngành với quạt tích điện năng lượng mặt trời nhập khẩu Để nhập khẩu quạt tích điện năng lượng mặt trời, áp dụng với một số sản phẩm có thông số kỹ thuật được quy định, cần phải xin giấy phép kiểm tra chuyên ngành: Bước 1: Cá nhân/doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia bước 3: Mang hàng về kho bảo quản sau đó gửi mẫu sản phẩm để tiến hành kiểm tra chất lượng Bước 4: Khi có kết quả kiểm tra chất lượng, cá nhân/ doanh nghiệp cần up thông tin lên Cổng thông tin một cửa quốc gia Cần test hiệu suất năng lượng làm trước thông quan. Để nhập khẩu quạt tích điện năng lượng mặt trời, các bạn chỉ cần nắm những kiến thức cơ bản trên đây. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế sẽ có những trường hợp đặc biệt đòi hỏi đơn vị nhập khẩu phải phản ứng và xử lý linh hoạt. Để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như để quá trình nhập khẩu quạt tích điện năng lượng mặt trời diễn ra suôn sẻ, các bạn hãy liên hệ với đơn vị cung cấp các dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp để hỗ trợ. Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, uy tín. Với kinh nghiệm 15 năm phục vụ khách hàng, chúng tôi tự tin đem lại chất lượng phục vụ tốt nhất với hệ thống khách hàng quen thuộc. Đồng thời, với năng lực chuyên môn cùng sự nền tảng uy tín, chất lượng, Lacco cũng được cục xúc tiến thương mại và cục kinh tế tin tưởng trao trọng trách thực hiện các chuyến hàng triển lãm quốc tế trong nhiều năm liên. Để nhận tư vấn hỗ trợ chuyên nghiệp, liên hệ trực tiếp đến địa chỉ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
07-06 2023
Ngày 31/5/2023, Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP. Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP gồm mã số hàng hóa (mã hàng), mô tả hàng hoá, mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không có tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì người khai hải quan khai mã hàng của hàng hoá xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của hàng hóa đó theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP và không phải khai thuế suất trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu. Danh mục mặt hàng chịu thuế theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế (Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP bao gồm: - Mục I: Quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với 97 chương theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; nội dung gồm: + Tên các Phần, Chương; + Chú giải; + Chú giải phân nhóm; + Danh mục Biểu thuế nhập khẩu gồm mô tả hàng hoá, mã hàng (08 chữ số) theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định cho mặt hàng chịu thuế. Trường hợp Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sửa đổi, bổ sung, người khai hải quan kê khai mô tả, mã hàng theo Danh mục sửa đổi, bổ sung và áp dụng thuế suất của mã hàng sửa đổi, bổ sung. - Mục II: Quy định Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc Chương 98; nội dung gồm: + Chú giải; + Cách thức phân loại, điều kiện, thủ tục áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Chương 98, báo cáo kiểm tra quyết toán việc sử dụng hàng hóa được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Chương 98; + Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi. Xem nội dung chi tiết tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023.
Chia sẻ bài viết
02-06 2023
Do đang vào mùa sầu riêng, lượng phương tiện di chuyển lên Lạng Sơn nhiều, có thời điểm hơn 700 xe bị tồn phải lùi thông quan sang những ngày sau. Tình trạng tồn xe hàng tại cửa khẩu Hữu Nghị Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn hôm 30/5 cho thấy lượng xe bị tồn chủ yếu nằm ở cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị với 570 xe, trong đó quá nửa là xe chở sầu riêng. Tình trạng này đã kéo dài trong suốt hơn 1 tuần qua. Để giải quyết tình trạng này, Thủ tướng đã giao cho các đơn vị nhanh chóng rà soát quy định về nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam - Trung Quốc; phối hợp với cơ quan chức năng nước bạn để đơn giản hóa các thủ tục, tăng thời gian, hiệu suất cho thông quan nhằm giảm tránh tình trạng hàng hóa dễ bị hư hỏng do tình trạng bị ùn ứ quá lâu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Lãnh đạo các tỉnh có cửa khẩu ở khu vực biên giới phía Bắc phải có biện pháp điều tiết, quản lý phương tiện đưa hàng lên cửa khẩu biên giới, xử lý các điểm ùn ứ; hỗ trợ, giải quyết kịp thời các thủ tục để đẩy nhanh tiến độ thông quan. Đồng thời các cơ quan ban ngành cũng cần cập nhật về tình hình lưu thông hàng hóa, xuất khẩu nông sản tại khu vực cửa khẩu để các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch vận chuyển và đưa ra giải pháp thích hợp. Từ đó giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp và người dân; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình để trục lợi. Các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tìm cách thúc đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ các loại nông sản đang trong thời vụ thu hoạch tại thị trường trong nước. Về giải pháp lâu dài, thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tìm cách thúc đẩy xuất khẩu nông sản theo hình thức chính ngạch, tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu nông sản; đa dạng hóa các phương thức vận tải; phát triển các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung với quy mô phù hợp, bảo đảm đáp ứng các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, an toàn thực phẩm. Nguyên nhân hơn 700 xe nông sản tồn chờ tại cửa khẩu Ông Hoàng Khánh Duy, Phó trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn cho biết, tình trạng xe chở hàng nông sản bị ách tắc là do Sầu riêng trong nước đang vào vụ thu hoạch. mà theo quy định, hàng Sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ được xuất khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị. Tham khảo: Thủ tục xuất khẩu Sầu riêng Trong khi đó, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chỉ thông quan được hơn 500 xe mỗi ngày. Do đó, để bảo đảm trật tự tại khu vực, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn hiện bố trí các xe tồn vào khu phi thuế quan. "Phía cửa khẩu cũng đã làm việc với Trung Quốc để yêu cầu phía bạn làm thêm giờ, tối ưu hóa việc kiểm tra, kiểm soát, tăng năng lực thông quan tại Hữu Nghị" ông Duy nói. Ngoài ra, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cũng có đề nghị ngành chức năng Trung Quốc bố trí thông quan hàng sầu riêng qua cửa khẩu Tân Thanh.
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, 73 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Email: info@lacco.com.vn

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội. Email: ops.vnb@lacco.com.vn

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng

Email: haiphong@lacco.com.vn

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Email: hochiminh@lacco.com.vn

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Email: ops.vbg@lacco.com.vn

Thư viện ảnh

+84 906 23 55 99