Preloader Close

Tìm kiếm

Nghị định 26/2023/NĐ-CP, Chính phủ đã chính thức ban hành Biểu thuế xuất khẩu 2024. Tại đây, doanh nghiệp sẽ cập nhật đầy đủ mã HS code, nhóm mã ngành hàng và các loại thuế suất cần nộp áp dụng với các thị trường mới nhất tương ứng theo các quy định và hiệp định thương mại quốc tế. Biểu thuế xuất khẩu mới nhất năm 2024 Biểu thuế xuất khẩu mới nhất năm 2024 theo Danh mục mặt hàng chịu thuế xuất khẩu áp dụng theo quy định tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP gồm mã số hàng hóa (mã hàng), mô tả hàng hoá, mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chịu thuế xuất khẩu cụ thể như sau: Chi tiết Biểu thuế xuất khẩu năm 2024, theo dõi tại đây Lưu ý về Biểu thuế xuất khẩu mới nhất năm 2024 Trong quá trình sử dụng biểu thuế xuất khẩu 2024, các Cá nhân, Doanh nghiệp,... xuất nhập khẩu cần lưu ý một số các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm có STT 211 như sau: (1) Điều kiện các mặt hàng được phép sử dụng nhóm có STT 211 Điều kiện 1: Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm (gọi chung là hàng hoá) không thuộc các nhóm có STT từ 01 đến STT 210 tại Biểu thuế xuất khẩu. Điều kiện 2: Được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên. Việc xác định tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên thực hiện theo quy định tại Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 146/2017/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Hàng hóa xuất khẩu thuộc các trường hợp loại trừ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2017/NĐ-CP không thuộc nhóm có STT 211 của Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP. (2) Các mặt hàng thuộc nhóm số thứ tự 211 áp dụng mã số và thuế suất như nào? - Đối với các mặt hàng được chi tiết mã hàng 08 chữ số và mô tả hàng hóa của các nhóm 25.23, 27.06, 27.07, 27.08, 68.01, 68.02, 68.03 tại STT 211 của Biểu thuế xuất khẩu, người khai hải quan kê khai mức thuế suất thuế xuất khẩu tương ứng với mã hàng đó quy định tại STT 211. Trường hợp 1 Không kê khai mức thuế suất thuế xuất khẩu theo quy định tại nhóm có STT 211: Người nộp thuế phải nộp Bảng kê tỷ lệ giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng trong giá thành sản phẩm của hàng hóa xuất khẩu theo Mẫu số 14 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP tại thời điểm làm thủ tục hải quan để chứng minh hàng hóa kê khai có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm. Trường hợp 2 Người nộp thuế là doanh nghiệp thương mại mua hàng từ doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp thương mại khác để xuất khẩu nhưng không kê khai mức thuế suất thuế xuất khẩu theo quy định tại nhóm có STT 211: Người nộp thuế căn cứ thông tin của doanh nghiệp sản xuất cung cấp để thực hiện kê khai theo Mẫu số 14 tại Phụ lục II Nghị định 26/2023/NĐ-CP để chứng minh tỷ lệ tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm. Người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc khai báo. - Đối với các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm có STT 211 nhưng chưa được chi tiết cụ thể mã hàng 08 chữ số và đáp ứng các điều kiện nêu trên, người khai hải quan kê khai hàng hoá xuất khẩu theo mã hàng 08 chữ số quy định tại Mục I Phụ lục II về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP và khai mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5%. Trong quá trình tra cứu mã HS code, thuế suất,....trên biểu thuế xuất khẩu 2024, nếu các bạn cần hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ ngày với công ty để được hỗ trợ. Công ty Lacco sẽ giúp bạn cập nhật đầy đủ các thông tin về mã HS hàng hóa, các quy định về thuế, thủ tục hải quan, quy trình vận chuyển hàng hóa chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Hàng phi mậu dịch là nhóm mặt hàng đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu. Vậy đối với những mặt hàng phi mậu dịch có phải xuất hóa đơn không? hàng phi mậu dịch có phải đóng thuế không?... Các vấn đề chi tiết về thuế đối với hàng phi mậu dịch sẽ được Lacco giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. 1. Hàng phi mậu dịch là gì? Theo quy định tại Nghị định 134 /2016 NĐ-CP, những mặt hàng nằm trong danh mục hàng hóa phi mậu dịch bao gồm những mặt hàng xuất nhập khẩu không dùng trong mục đích thương mại. Các mặt hàng phi mậu dịch bao gồm: - Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. - Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên; - Hàng viện trợ nhân đạo; - Hàng hóa tạm nhập khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; - Hàng mẫu không thanh toán; - Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc của người xuất nhập cảnh; - Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân; - Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế; - Hàng phi mậu khác. 2. Hàng phi mậu dịch có được bán không? Theo quy định tại Nghị định 134 /2016 NĐ-CP, thì hàng phi mậu dịch là hàng hóa không sử dụng vào mục đích thương mại. Tức là không được trao đổi, mua bán những mặt hàng này. Phần lớn các giao dịch phi mậu dịch đều không thanh toán. Nên nếu bạn thấy dòng Phương thức thanh toán trên tờ khai mà ghi là: khongtt, tức là không thanh toán thì dù bạn không thanh toán bằng chuyển khoản được. Do đó, cũng rất khó để thực hiện giao dịch thương mại trên mặt hàng này. Và như vậy doanh nghiệp được quyền làm điều đó, vì pháp luật không cấm nhé các bạn. (Điểm này đơn thuần là về nghiệp vụ kế toán, không phải nghiệp vụ hải quan) Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải lưu ý về mặt kế toán là khi bán lại hàng PMD thì phải xuất hóa đơn với thuế GTGT là 10% và sẽ tính thuế TNDN trên toàn bộ doanh thu của việc bán hàng PMD. 3. Hàng phi mậu dịch có phải xuất hóa đơn không? Theo quy định, hàng phi mậu dịch gồm các mặt hàng được cho, tặng, biểu,... không dùng trong các giao dịch thương mại nên mặt hàng này sẽ không có hóa đơn. Trường hợp hàng phi mậu dịch bị bán lại thì buộc phải hạch toán doanh thu, thuế đầu ra và lúc quyết toán Thuế, Cơ quan thuế truy thu 25%/doanh thu của lô hàng phi mậu dịch đã xuất bán, giá vốn không được tính vào chi phí hợp lý. 4. Hàng phi mậu dịch có phải đóng thuế không? Theo Quyết định 31/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng chính phủ về định mức được miễn thuế, các đối tượng được giảm và miễn thuế. Theo đó, những mặt hàng phi mậu dịch sẽ chỉ được miễn một phần hoặc hoàn toàn các loại thuế nhưng số lượng phải ở mức cho phép đã quy định. Trường hợp hàng phi mậu dịch được miễn thuế bao gồm: + Trị giá không quá 30 triệu đồng đối với quà tặng tổ chức Việt Nam. + Trị giá không quá 1 triệu đồng đối với quà tặng cá nhân Việt Nam và tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đồng. Thông tin chi tiết, các bạn có thể liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ thủ tục hải quan để được tư vấn chi tiết hơn về thuế và các thủ tục liên quan. Hoặc gọi đến hotline: 0906 23 5599 để được chuyên viên hỗ trợ chi tiết. 5. hàng phi mậu dịch có được khấu trừ thuế GTGT không? Kể từ ngày 01/01/2015, hàng hóa phi mậu dịch có thể được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi đáp ứng các điều kiện sau: - Có tờ khai nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch - Có giấy nộp thuế GTGT đầu vào khâu nhập khẩu - Có chứng từ chứng minh hàng hóa nhập là hàng hóa phi mậu dịch. - Các chứng từ liên quan khác… Các nội dung chi tiết, Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản trả lời chi tiết tại Công văn số 10219/CT-TTHT. Chi tiết các thông tin cần tư vấn về khai báo hải quan, các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, các quy định về thủ tục, hồ sơ xuất nhập khẩu. Các bạn hãy liên hệ trực tiếp với tổng cục hải quan, các đại lý cung cấp dịch vụ hải quan uy tín. Hoặc liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn, cung cấp dịch vụ chi tiết với các loại hàng hóa cụ thể. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh. Vậy những hàng hóa nào được phép quá cảnh sang Việt Nam? Hàng quá cảnh có chịu thuế không? 1. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam Theo quy định tại Điều 242 Luật Thương mại 2005 và Điều 40 Nghị định 187/2013/NĐ-CP, mọi hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ cần làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất hàng hóa theo quy định của pháp luật. Đối với những mặt hàng đặc biệt như vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, hàng hóa có độ nguy hiểm cao và hàng hóa thuộc Danh mục cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu muốn quá cảnh sang Việt Nam thì cần phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Bên cạnh đó, doanh nghiệp, cá nhân muốn quá cảnh hàng hóa cũng cần lưu ý quy định tại Điều 214 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019: “Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.” Trong toàn bộ thời gian quá cảnh, hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan Việt Nam; vào và ra khỏi Việt Nam theo đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định; lượng hàng xuất ra phải đúng bằng lượng hàng nhập vào và phải còn nguyên đai, nguyên kiện. 2. Hàng quá cảnh có phải chịu thuế không? Mặt hàng không chịu thuế gồm các mặt hàng lưu thông trên thị trường nhưng không thuộc đối tượng chịu các loại thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với hàng quá cảnh, hàng hóa không phải chịu thuế được quy định như sau: - Các mặt hàng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà biếu; quà tặng, hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu. - Mặt hàng không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Các hàng hóa chuyển khẩu theo quy định. - Các mặt hàng không chịu thuế GTGT Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại: Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với nước ngoài. Trường hợp hàng quá cảnh phát sinh thuế hải quan Tiền thuế hải quan phải nộp hàng hoá quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS trong trường hợp sau: a) Hàng hóa di chuyển bất hợp pháp khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định này hoặc sau 30 ngày mà cơ quan hải quan điểm đi không nhận được hồ sơ, chứng từ của người khai hải quan hoặc của các cơ quan hải quan trong hành trình quá cảnh chứng minh hoạt động quá cảnh đã được hoàn thành thủ tục hải quan thông qua Hệ thống ACTS quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này; b) Hàng hóa quá cảnh chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi về số lượng, trị giá, xuất xứ, mã số hàng hóa so với khai báo và các trường hợp khác làm phát sinh số thuế phải nộp. Các bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về các quy định về thủ tục và vận chuyển hàng quá cảnh, hãy liên hệ ngày với công ty vận chuyển hàng quá cảnh chuyên nghiệp hoặc công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên chuyên trách hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Để giải đáp vấn đề: Không tái xuất phương tiện vận tải đúng thời hạn quy định có bị phạt không? nếu phạt thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền. Chính phủ đã ban hành công văn, nghị định quy định chi tiết về vấn đề này tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP. 1. Không tái xuất phương tiện vận tải đúng thời hạn quy định bị phạt bao nhiêu? Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP có quy định chi tiết về xử phạt đối với những hành vi thực hiện không đúng các quy định về thời gian tái xuất phương tiện vận tải. Theo đó, nếu các tổ chức thực hiện tái xuất phương tiện vận tải của cá nhân qua lại khu vực cửa khẩu để giao hàng hóa nhưng thực hiện sai thời gian so với quy định sẽ bị xử phạt mức tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời các phương tiện vận tải sẽ bị buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất phương tiện vi phạm hành chính tạm nhập trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm (Điểm b Khoản 7 Điều này).
Xem thêm
Trị giá hải quan là gì? Khai sai trị giá hải quan có bị phạt không? Để có câu trả lời cho những thắc mắc trên, hãy cùng Lacco tìm hiểu qua bài viết này nhé! Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan. Căn cứ vào các quy định về trị giá hải quan gồm: Luật hải quan 2014; Nghị định 08/2015/NĐ-CP; Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC. Nếu khai sai trị giá hải quan, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành. 1. Trị giá hải quan là gì? Trị giá hải quan là được hiệu là trị giá của hàng hóa xuất nhập khẩu, phục vụ cho mục đích tính thuế và thống kê hải quan. Chi tiết về trị giá hải quan được nêu rõ tại Điều 86 Luật hải quan 2014 như sau: - Trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở để tính toán thuế xuất nhập khẩu và thống kê hàng hóa. - Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm và vận tải quốc tế. - Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt nam đang là thành viên. - Tỷ giá tính thuế là tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với đồng tiền nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. Trường hợp tại thời điểm tính thuế mà chưa có công bố tỷ giá hối đoái của ngân hàng thì sẽ lấy tủ giá trong lần công bố gần nhất. 2. Căn cứ kiểm tra, xác định trị giá hải quan Việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan căn cứ trên hồ sơ hải quan, các chứng từ tài liệu có liên quan, thực tế hàng hóa được quy định rõ tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các quy định, văn bản pháp luật sau: Luật hải quan 2014; Nghị định 08/2015/NĐ-CP; Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC. 3. Xử lý kết quả kiểm tra, xác định trị giá hải quan Trong quá trình làm thủ tục hải quan, hải quan sẽ thực hiện các quy định về xử lý kết quả kiểm tra, xác định trị giá được quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Các trường hợp xử lý như sau: a) Trường hợp cơ quan hải quan có đủ cơ sở bác bỏ trị giá hải quan mà người khai hải quan khai báo, đồng thời người khai hải quan chấp nhận những cơ sở bác bỏ do cơ quan hải quan đưa ra thì cơ quan hải quan thông báo để người khai hải quan sửa đổi, bổ sung; cơ quan hải quan xử phạt vi phạm hành chính và thông quan hàng hóa theo quy định; trường hợp người khai hải quan không chấp nhận, cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo khai báo của người khai hải quan và kiểm tra sau thông quan; b) Trường hợp cơ quan hải quan nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ, người khai hải quan đề nghị tham vấn thì cơ quan hải quan thực hiện giải phóng hàng trên cơ sở số thuế người khai hải quan đã nộp hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan và thực hiện tham vấn trị giá. Thời hạn thực hiện tham vấn tối đa là 05 ngày làm việc; c) Trường hợp cơ quan hải quan nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và người khai hải quan không đề nghị tham vấn thì cơ quan hải quan thông quan trên cơ sở số thuế người khai hải quan đã nộp hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan. Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định tại Nghị định này. 4. Khai sai trị giá hải quan có bị phạt không? Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, có quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Nghị định trả lời chi tiết vấn đề các doanh nghiệp quan tâm: Khai sai trị giá hải quan có bị phạt không? Cụ thể, Khai sai trị giá hải quan, cá nhân, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau: 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này; c) Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc một trong các trường hợp sau: a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển; b) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Khai sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; b) Khai sai số lượng hành khách trên danh sách hành khách của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; c) Khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; d) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài. Như vậy, quy định về xử phạt khi khai sai trị giá hải quan sẽ phụ thuộc vào mức độ, hành vi khai sai so với thực tế, mức độ ảnh hưởng,... làm căn cứ định mức vi phạm. Đặc biệt, trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình thực hiện các hành vi cố tình khai sai để nhằm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì bị xử phạt theo quy định trên. Bên cạnh đó còn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Nếu các bạn còn thắc mắc về các vấn đề khai sai trị giá hải quan, khai sai trị giá hải quan có bị phạt không,... và các quy định khác về quy định xử phạt hải quan, hãy liên hệ trực tiếp với Chi cục hải quan vực bạn làm hàng nhập khẩu hoặc đơn vị thuê khai báo hải quan chuyên nghiệp để được tư vấn chi tiết hơn. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Khai sai số lượng hàng nhập khẩu là một trong những lỗi khá phổ biến trong khi làm khai báo hải quan. Tùy theo từng trường hợp về số lượng, chủng loại hàng hóa mà hải quan sẽ đưa ra quyết định khai sai số lượng hàng nhập khẩu bị phạt bao nhiêu theo quy định của pháp luật hiện hành. 1. Cơ sở pháp lý quy định xử phạt lĩnh vực hải quan - Luật hải quan số 54/2014/QH13 ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014; - Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; - Thông tư số 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 3 năm 2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - Thông tư số 39/2018/TT-BTC ban hành ngày 20 tháng 04 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 3 năm 2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; 2. Khai sai số lượng hàng nhập khẩu thực tế bị phạt như thế nào? Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, khi có hành vi khai sai số lượng sản phẩm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này; c) Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc một trong các trường hợp sau: a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển; b) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Khai sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; b) Khai sai số lượng hành khách trên danh sách hành khách của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; c) Khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; d) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.
Xem thêm

+84 906 23 55 99