Phân loại container – Quy trình gửi hàng FCL và LCL
Theo từng loại hàng hóa cần vận chuyển, container sẽ có nhiều loại khác nhau. Các đơn vị vận chuyển và công ty xuất - nhập khẩu sẽ dựa vào tính chất hàng hóa, kích thước, số lượng,... hàng cần vận chuyển để lựa chọn loại container thích hợp. Trong bài viết dưới đây, Công ty Lacco sẽ giúp các bạn cách phân loại container và quy trình gửi hàng FCL và LCL để nắm rõ hơn về quy trình vận chuyển và làm thủ tục tại các cảng biển nhé.
I. Hướng dẫn phân loại container
1. Tổng hợp các loại container hiện nay
– DC (Dry Container) là container hàng khô (chuyên chở những loại hàng bách hóa thông thường)
– GP (General Purpose) là container thường (cách viết khác của container hàng khô)
– ST (Standard) là container tiêu chuẩn (cách viết khác của container hàng khô)
– HC (High Cube) là container cao
– RE (Reefer) là container lạnh.
– HR (High Reefer) là container lạnh, cao
– OT (Open top) là container có thể mở nắp
– FR (Flat rack) là container có thể mở nắp, mở cạnh
Tham khảo thêm: Lịch sử ra đời của Container
2. Kích thước các loại container
Theo quy định, mỗi loại container đều có kích thước cụ thể, áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 668:1995 để đảm bảo quá trình xếp dỡ và vận chuyển hóa an toàn đến điểm nhận hàng.
Theo đó:
– Các container ISO đều có chiều rộng là 2.438m (8ft)
– Chiều dài sẽ lấy container 40’ làm chuẩn. Các container ngắn hơn sẽ tính toán chiều dài sao cho có thể xếp kết để đặt dưới container 40’ và vẫn đảm bảo có khe hở 3 inch ở giữa. Ví dụ như với 2 cont 20’ sẽ đặt khít dưới 1 container 40’ khoảng cách khe hở rộng 3 inch ở giữa 2 cont 20’. Do đó, container 20’ chỉ có chiều dài xấp xỉ 20 feet (chính xác là còn thiếu 1.5 inch).
– Chiều cao được áp dụng theo 2 loại là cont thường và cao. Loại container thường cao 8 feet 6 inch (8’6’’) và cont cao sẽ có chiều cao 9 feet 6 inch (9’6’’).
Các bạn theo dõi cụ thể Bảng thông số kỹ thuật container dưới đây:
Tiêu chuẩn
ISO 668:1995 |
20’GP | 40’GP | 40’HC | ||||
Anh-Mỹ | Hệ mét | Anh-Mỹ | Hệ mét | Anh-Mỹ | Hệ mét | ||
Số đo ngoài | Dài | 19’10,5’’ | 6,058m | 40’0’’ | 12,192m | 40’0’’ | 12,192m |
Rộng | 8’0” | 2,438m | 8’0” | 2,438m | 8’0” | 2,438m | |
Cao | 8’6” | 2,591m | 8’6” | 2,591m | 9’6” | 2,896m | |
Số đo lòng | Dài | 19’3” | 5,867m | 39’545/64” | 12,032m | 39’4’’ | 12,000m |
Rộng | 7’819/32” | 2,352m | 7’819/32” | 2,352m | 7’7” | 2,311m | |
Cao | 7’957/64” | 2,385m | 7’957/64” | 2,385m | 8’9” | 2,650m | |
Độ mở cửa | Rộng | 7’81/8” | 2,343m | 7’81/8” | 2,343m | 7’6’’ | 2,280m |
Cao | 7’53/4” | 2,280m | 7’53/4” | 2,280m | 8’5” | 2,560m | |
Dung tích | 1,169ft3 | 33,1m3 | 2,385ft3 | 67,5m3 | 2,660ft3 | 75,3m3 | |
Tải trọng tối đa | 66.139 lb | 30.400kg | 66.139 lb | 30.400kg | 68.008 lb | 30.848kg | |
Trọng lượng bỏ | 4.850 lb | 2.200kg | 8.380 lb | 3.800kg | 8.598 lb | 3.900kg | |
Tải trọng ròng | 61.289 lb | 28.200kg | 57.759 lb | 26.200kg | 58.598 lb | 26.580kg |
Việc phân loại container sẽ dựa vào kích thước và thể tích chứa hàng của mỗi cont. Tuy nhiên, khối lượng và số lượng hàng hóa tối đa có thể xếp vào bên trong thì tương đối như nhau.
Tham khảo: Kích thước container tiêu chuẩn 10, 20, 40, 45, 50 feet
Cụ thể về kích thước của các loại container, các bạn hãy theo dõi trong bảng dưới đây:
Container 20 feet thường – 20GP
Container 20 feet Flat Rack dùng để chở hàng quá khổ quá tải
Container 20 feet thì cont 20 lạnh (RF)
Container 20 feet open top (OT)
Container 40 feet là loại tiêu chuẩn từ cont 20
Container 40 feet cao – 40HC
Container 40 feet lạnh – 40RF
Container 40 Cao lạnh giống như cont 40 lạnh nhưng chiều cao thì cao hơn
Container 40 feet Flat Rack chuyên chở hàng quá khổ, quá tải và siêu trường, siêu trọng