Preloader Close

Tìm kiếm

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty vận chuyển logistics, cung cấp các dịch vụ vận tải. Dưới đây là 10 công ty logistics uy tín tại Việt Nam. 1. Những tiêu chí đánh giá công ty vận chuyển logistic uy tín Để đánh giá các công ty logistics ở Việt Nam uy tín, chúng tôi căn cứ vào 3 nhóm chỉ tiêu chính gồm: - Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: điều này được thể hiện trên trên năng lực tài chính năm gần nhất, tổng giao dịch hàng hóa và lượt khách hàng quay trở lại làm việc với doanh nghiệp - Uy tín doanh nghiệp: Được thể hiện qua những đánh giá, thông tin truyền thông uy tín như báo đài, truyền hình,... uy tín và các thông tin tìm kiếm về thương hiệu khác. - Kết quả khảo sát: đối tượng nghiên cứu (đối tác/khách hàng trong lĩnh vực). Bên cạnh đó, chúng tôi chú trọng đánh giá các yếu tố như: - Chọn đơn vị giao hàng có độ phủ (hệ thống các bưu cục) lớn để tiếp cận với đa dạng người mua. - Ưu tiên chọn đơn vị có giá cước hợp lý và minh bạch. - Chọn các hãng chuyển phát nhanh uy tín thông qua thời gian giao nhận hàng đúng như cam kết. - Dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, thân thiện và giải quyết khiếu nại kịp thời. Từ đó đưa ra đánh giá và kết luận về những doanh nghiệp vận chuyển được khách hàng đánh giá cao và có mức độ lan tỏa thương hiệu rộng rãi với sự tin tưởng từ các bên liên quan. 2. 10 các công ty logistics ở Việt Nam uy tín Thông qua những tiêu chí đánh giá trên, chúng tôi đã đưa ra được top 10 các công ty logistics ở Việt Nam uy tín với mức độ tín nhiệm cao từ khách hàng. Lacco Logistics (LIFF.,JSC) Công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị vận tải uy tín được thành lập từ năm 2008. Chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển, khai báo hải quan,... phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa. Thị trường chủ yếu của Lacco tập trung tại: Trung quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu - EU, Châu Mỹ,... Bên cạnh đó, trong nhiều năm trở lại đây, công ty Lacco cũng được Cục kinh tế và Cục xúc tiến thương mại giao trọng trách vận chuyển hàng hóa phục vụ các hội chợ triển lãm thương mại quốc tế trong và ngoài nước. Lacco hiện đang mở rộng hệ thống chi nhánh văn phòng ở các trọng điểm kinh tế và xuất nhập khẩu quan trọng như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nội Bài, Bắc Giang. Với phương tiện, hình thức vận chuyển đa dạng, chất lượng cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp đã tạo dựng được uy tín và sự tin tưởng của khách hàng. Lacco hiện là thành viên của các hiệp hội logistics quan trọng như: VLA (Hiệp hội DN Dịch vụ Logistics Việt Nam), VCCI (Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam), HNLA (Hiệp hội Logistics Hà Nội), Hải quan Việt Nam. Chi tiết liên hệ: - Số 19, Nguyễn Trãi, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 0906 23 55 99 Gemadept Corporation Công ty CP Gemadept được thành lập vào năm 1990 và chính thức được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2002. Trong suốt hành trình 3 thập kỷ xây dựng và trưởng thành, Gemadept đã mở ra những con đường kết nối hàng hóa Việt Nam ra với thế giới và đóng vai trò nhà khai thác Cảng và Logistics hàng đầu cả nước. Gemadept là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, sở hữu và khai thác chuỗi hạ tầng Logistics liên hoàn, khép kín toàn diện trên 6 lĩnh vực khác nhau. Nhiều năm liền vinh dự và xuất sắc là Doanh nghiệp dẫn đầu trong “Top 10 Công ty logistics uy tín".
Xem thêm
Hàng hóa đóng vào container đi quốc tế đều phải theo đúng quy chuẩn nhất định. Bên cạnh đó, cũng phải đảm bảo hàng hóa phải xếp chắc chắn để đảm bảo quá trình vận chuyển được an toàn trên suốt chặng đường. Để đảm bảo được những điều đó thì quy trình đóng hàng vào container và nguyên tắc xếp hàng cụ thể như nào? Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết về cách đóng hàng vào container tại đây. Cách đóng hàng vào container Để đóng hàng vào container được chắc chắn, an toàn và đúng theo quy định thì cần thực hiện đúng theo quy trình 7 bước sau: Bước 1: Xin booking và xác nhận đặt container rỗng Để có thể đóng hàng vào container, trước hết bạn cần xin được lệnh và đặt container rỗng. Tùy theo hãng tàu, doanh nghiệp có thể nhận được thông tin xác nhận từ email hoặc đến trực tiếp văn phòng để nhận lệnh duyệt lấy container. Cũng có một số hãng tàu không cần phải duyệt trước mà chỉ cần đem booking xuống cảng là có thể lấy container ngay. Để nắm được thông tin cụ thể về yêu cầu của các hãng tàu, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến các hãng tàu hoặc công ty forwarder để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn. Bước 2: Thanh toán phí kho bãi khi đóng hàng Phí trả bãi sẽ được thanh toán tại thương vụ cảng, khi đóng phí, bạn cần phải xuất trình lệnh đặt container đã duyệt và booking. Khi báo và đóng tiền bãi cần phải đóng theo hình thức đóng hàng mà doanh nghiệp/cá nhân sẽ thực hiện như: đóng hàng thủ công, xe nâng hay xe cẩu vì mỗi hình thức đóng hàng sẽ chịu mức phí khác nhau. Bước 3: Đăng ký thời gian nhận container rỗng Để lấy container rỗng, bạn cần liên hệ điều độ, thông thường là cần phải đăng ký 1 ngày trước khi đóng hàng. Nếu bạn đợi tới ngày đóng hàng mới đăng ký lấy container rỗng thì nhiều trường hợp là sẽ không có container rỗng hoặc container rỗng không như mong đợi. Điều này sẽ gây mất thời gian chờ đợi và có khả năng đóng hàng không kịp và bị rớt tàu. Bạn nên biết:Quy trình dịch vụ vận chuyển Container quốc tế bằng đường biển Bước 4: Nhận và kiểm tra container Khi nhận được container rỗng, người nhận container phải kiểm tra cần thận các thông số kỹ thuật, đảm bảo cont vẫn nguyên vẹn, đảm bảo quá trình xếp hàng và vận chuyển sẽ không gây rủi ro cho hàng hóa. Các thông số kỹ thuật bao gồm: Kiểm tra container: Kiểm tra cần thận khu vực bên trong và bên ngoài của container Kiểm tra cửa ra vào của container Kiểm tra tình trạng vệ sinh của container Kiểm tra các thông số kỹ thuật đã đảm bảo đúng theo quy định bảo quản hàng hóa cần vận chuyển Bước 5: Liên hệ và tiến hành đóng hàng vào container Để đóng hàng vào container, bạn hãy liên hệ với điều độ cảng để điều động công nhân, xe nâng hoặc cẩu,... các thiết bị hỗ trợ cần thiết để xếp hàng. Trong quá trình xếp hàng, cần theo dõi quá trình xếp hàng của công nhân, đồng thời lưu ý một số vấn đề: Tính toán phương án xếp hàng sao cho tối ưu nhất có thể. Đảm bảo hàng hóa xếp chắc chắn, an toàn. Kiểm tra số lượng hàng hóa trong lúc đóng hàng, đề phòng những trường hợp hàng bị thiếu sót, thất lạc,... trong quá trình đóng hàng. Bước 6: Nhập máy packing list hạ và VMG báo điều độ cảng Sau khi đóng hàng xong thì bạn cần mang packing list và VMG báo điều độ cảng nhập máy để báo cáo. Bước 7: Thanh lý vào sổ tàu Bước cuối cùng là bước đơn giản nhưng cũng quan trọng nhất. Bạn chỉ cần thanh toán cước phí vận chuyển và đóng gói hàng hóa. Rủi ro khi xếp hàng vào container Trong quá trình xếp dỡ hàng vào container sẽ rất dễ gặp phải một số vấn đề rủi rõ như: – Không cần thận khi xếp hàng nên để hàng nặng lên trên dàng nhẹ khiến cho những thùng hàng nhẹ ở phía dưới dễ bị móp méo, ảnh hưởng đến sản phẩm bên trong – Phân bố trọng lượng hàng hàng ở trên container không được đồng đều gây ra: + Mất cân bằng trọng tâm container khiến cho sẽ dễ bị lật trong quá trình vận chuyển. + Hư hỏng container: Gãy ván sàn, cong vẹo container,… + Hư hỏng hàng hóa: Đóng lệnh tải là đóng dồn hàng về một đầu, đầu ngược lại là hàng nhẹ hoặc là khoảng trống. - Đối với hàng nặng, nếu hàng hóa không được cố định sẽ dễ khiến hàng hóa bị tác động, va chạm, móp méo hay đổ vỡ. – Hàng hóa dễ đổ vỡ khi không chằng buộc cẩn thận. Cách đóng hàng vào container đảm bảo an toàn - Chèn lót cẩn thận ở bên trong container Để hàng hóa giữ chắc chắn, không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển thì bạn nên chèn lót cẩn thận ở bên trọng cont trước khi xếp hàng. - Hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động đối với hàng hóa Trong quá trình chuyên chở và bốc dỡ hàng, việc va chạm giữa các thùng hàng hay công cụ xếp dỡ là không tránh khỏi. Do đó, để hạn chế vấn đề này thì nên sử dụng những vật liệu mềm dẻo, có tính đàn hồi tốt như bọt xốp, nệm bông, túi nhựa chứa không khí,... Hướng dẫn cách tính đóng hàng vào container Để tính số kiện hàng có thể đóng được vào 1 container, các bạn có thể áp dụng theo công thức: Số lượng (container 20 feet) = 28/thể tích kiện (m3) Số lượng (container 40 feet) = 60/thể tích kiện (m3) Số lượng (container 40 cao) = 68/thể tích kiện (m3) Trong đó: Thể tích kiện (m3)= Dài x Rộng x Cao Xem thêm:Kích thước container tiêu chuẩn 10, 20, 40, 45, 50 feet *Ví dụ: Một kiện hàng có kích thước : Dài = 0.29 m, Rộng = 0.15 m, Cao = 0.35 m + Thể tích kiện = 0.29 x 0.15 x 0.35 = 0.015 + Số lượng kiện hàng trong container 20′= 28/0.015 = 1866 (kiện hàng). Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về Quy trình & cách đóng hàng vào container chi tiết. Tuy nhiên, đối với mỗi loại hàng hóa và loại container cụ thể sẽ thực hiện quy trình xếp dỡ hàng thích hợp. Hiện nay, Lacco cũng đang cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế và nội địa, với đội ngũ nhân viên hỗ trợ và giám sát các công đoạn chi tiết, đảm bảo hàng hóa đưa lên container được an toàn, giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình vận chuyển. Các bạn cần hỗ trợ hoặc tư vấn cách đóng hàng vào container đối với từng loại hàng hóa cụ thể, các bạn hãy liên hệ ngay với Lacco để được tư vấn chi tiết. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Trong xuất nhập khẩu, FCA là một trong những điều kiện rất quan trọng trong Incoterms, từ đó phân chia trách nhiệm, quyền lợi rõ ràng đối với bên mua và bên bán. Cụ thể fca là gì, cách sử dụng FCA trong xuất nhập khẩu như thế nào là đúng? 1. FCA là gì? Trong xuất nhập khẩu, FCA là từ viết tắt của cụm từ Free Carrier, tức là giao cho người chuyên chở. FCA là điều kiện quan trọng trong Incoterms, nằm tại nhóm F trong 11 điều kiện thương mại quốc tế. Điều kiện này được sử dụng trong các hình thức vận chuyển bằng đường sắt, đường hàng không, đường biển hoặc kết hợp nhiều hình thức vận tải khác nhau. Điều kiện FCA quy định, bên xuất khẩu sẽ có trách nhiệm đóng gói hàng hoá và xếp hàng lên phương tiện chuyên chở tại vị trí đã được chỉ định (như bến cảng hoặc nhà xe của đơn vị vận tải). Bên bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình khi giao hàng cho người chuyên chở do người mua thuê. Mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao. Trong mua bán quốc tế, FCA được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong vận chuyển đường sắt, đường biển, đường hàng không hoặc kết hợp các hình thức với nhau. Theo đó, khi sử dụng điều kiện FCA, có một số điều quan trọng cần lưu ý như sau: Tóm lại, bạn cần hiểu được vài thông tin cơ bản sau: - Người bán sẽ chịu trách nhiệm thông quan hàng xuất. Người mua sẽ chịu trách nhiệm thông quan hàng nhập - Người mua sẽ chịu trách nhiệm về phương tiện vận chuyển - Địa điểm giao hàng sẽ là ở nước bên bán. Thường có các địa điểm giao hàng như: kho người bán, Sân bay đi, cảng xuất. 2. Hướng dẫn sử dụng điều kiện FCA theo Incoterms 2020 Phương tiện vận chuyển Điều kiện FCA theo Incoterms 2020 được áp dụng đối với tất cả các hình thức vận chuyển như: đường sắt, đường biển, đường hàng không, đường bộ,... hoặc kết hợp các phương thức vận chuyển khác nhau. Chuyển giao hàng hóa và rủi ro Có thể lựa chọn 1 trong hai cách giao hàng: Cách 1: Giao hàng trực tiếp đến cơ sở của người bán - Người mua sẽ chỉ định phương tiện vận chuyển hàng hóa sẽ được giao khi xếp lên phương tiện vận tải mà người mua chỉ định đến lấy hàng Cách 2: Khi nơi giao hàng không phải là cơ sở của người bán. Hàng hóa sẽ được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng dỡ xuống. Tuy nhiên, dù có giao hàng ở địa điểm nào thì những rủi ro xảy ra đều sẽ chuyển giao cho người mua. Sau khi giao hàng, bất kể các vấn đề phát sinh về chi phí hay hàng hóa,... thì người mua đều phải chịu. Nơi giao hàng/địa điểm giao hàng cụ thể Bên mua và bán sẽ thỏa thuận về địa điểm giao hàng chính xác. Sau hàng hóa giao đến địa điểm ước hẹn thì hàng hóa và rủi ro sẽ chuyển từ bên người bán cho bên người mua. Đồng thời, cũng từ thời điểm đó thì mọi chi phí liên quan đến vận chuyển sẽ do bên mua chịu trách nhiệm chi trả. Nghĩa vụ thông quan xuất – nhập khẩu Trong điều kiện FCA của Incoterms 2020, bên bán sẽ là người thông quan xuất khẩu cho hàng hoá (nếu cần). Bên cạnh đó, FCA cũng mang lại nhiều quyền lợi cho bên bán. Theo đó, các nhiệm vụ về thông quan hàng hóa, thuế sẽ thuộc về bên mua. 3. Ưu và nhược điểm của điều kiện FCA Ưu điểm: Bên bán có thể điều chỉnh giá bán các lô hàng bởi các chi phí phát sinh sẽ do bên bán chịu trách nhiệm. Bên mua sẽ nắm được chi tiết các chi phí thực tế trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa nên sẽ không lo bị bên bán ép lên mức giá quá cao. Bên bán sẽ chịu hết về quá trình thông quan hàng hóa nên bên mua sẽ không phải lo lắng về các vấn đề này. Nhược điểm: Bên bán sẽ phải chịu nhiều rủi ro về hàng hóa và thông quan. Bên mua chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng và các rủi ro sau khi nhận hàng và thông quan thành công. Người mua phải cung cấp chính xác cho người bán địa điểm giao hàng thực tế. Bên cạnh đó, người mua còn phải tiến hành sắp xếp việc vận chuyển lô hàng.
Xem thêm
Trung quốc là một trong những thị trường lớn và tiềm năng nhất của Việt Nam. Tham gia quảng bá, tiếp cận các chương trình hội chợ triển lãm hàng hóa quốc tế là một trong những giải pháp tiếp cận thị trường mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế đang áp dụng. Nếu bạn muốn tiến vào thị trường Trung Quốc thì có thể tham khảo TOP 7 hội chợ quốc tế được tổ chức tại Trung Quốc 2024 dưới đây. 1. Trung Quốc Quảng Châu Glasstec Expo 2024 (China International Glass Industrial Technical Exhibition) Thời gian (dự kiến) Ngày 25 - 28/4/2024 Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế Mới Thượng Hải (SNIEC), Triển lãm Kỹ thuật Công nghiệp Thủy tinh Quốc tế Trung Quốc lần thứ 33 (còn gọi là China Glass 2024) là triển lãm về ngành công nghiệp thủy tinh của Trung Quốc và là nền tảng cho sự hợp tác kinh doanh và công nghệ. Nội dung triển lãm của Triển lãm Kính Trung Quốc bao trùm toàn bộ chuỗi công nghiệp của ngành kính. Sự kiện này được tổ chức bởi Hiệp hội Gốm sứ Trung Quốc và được quản lý bởi Công ty Triển lãm Zhonggui Bắc Kinh. 2. China Toy Expo 2024 - Hội chợ đồ chơi quốc tế Trung Quốc Thời gian: Ngày 16-18/10/2024 Địa điểm: Trung tâm triển lãm quốc tế mới Thượng Hải (SNIEC), Thượng Hải, Trung Quốc China Toy Expo được tổ chức bởi Hiệp hội Sản phẩm Đồ chơi và Trẻ vị thành niên Trung Quốc, hiệp hội thương mại quốc gia duy nhất về đồ chơi và sản phẩm trẻ em. Triển lãm thương mại này sẽ giới thiệu đồ chơi bao gồm 17 danh mục chính. China Toy Expo là hội chợ đồ chơi B2B lớn nhất châu Á được tổ chức thường niên từ năm 2002 đến nay. CTE được công nhận là địa điểm quảng bá hình ảnh và thương hiệu lý tưởng cho hơn 100.000 người mua trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Hội chợ đồ chơi quốc tế Trung Quốc cũng tạo cơ hội lớn các doanh nghiệp đồ chơi để tiến sâu hơn vào thị trường Trung Quốc. 3. Bauma China 2024 – Hội chợ máy xây dựng 2024 Thời gian: 26-29/11/2024 Địa điểm: Thượng Hải - Trung tâm triển lãm quốc tế mới Thượng Hải (SNIEC), Thượng Hải, Trung Quốc Hội chợ thương mại quốc tế về máy xây dựng, máy vật liệu xây dựng, máy khai thác mỏ và phương tiện xây dựng. Triển lãm bao gồm toàn bộ chuỗi giá trị cho các phòng thí nghiệm công nghiệp và nghiên cứu. Mạng lưới của Bauma lan tỏa khắp Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Munich— Bauma cung cấp nền tảng trao đổi quốc tế và các mối quan hệ kinh doanh thành công trong ngành máy móc xây dựng tại nhiều địa điểm khác nhau trên khắp thế giới. 4. SIAL Thượng Hải - Thâm Quyến 2024 – Hội Chợ Ngành Thực Phẩm & Đồ Uống Thời gian/địa điểm (dự kiến): SIAL Thượng Hải: 28-30/5/2024 tại Trung tâm triển lãm quốc tế mới Thượng Hải. SIAL Thâm Quyến: 02-04/9/2024 tại Trung tâm Triển lãm & Hội nghị Thâm Quyến. Hội chợ thực phẩm quốc tế SIAL là hệ thống hội chợ triển lãm quốc tế về các sản phẩm công nghệ thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới do Tập đoàn triển lãm COMEXPOSIUM tổ chức. Trong đó, các Hội chợ SIAL tại Trung Quốc được tổ chức thường niên tại Thượng Hải và Thẩm Quyến, là sự kiện triển lãm thực phẩm, đồ uống lớn nhất châu Á và thứ 4 thế giới. 5. CMEF 2024 Thượng Hải - Hội chợ thiết bị y tế quốc tế Trung Quốc Thời gian: 11 - 14/4/2024 Địa điểm: Trung tâm Triển lãm & Hội nghị Quốc gia, Thượng Hải, Trung Quốc CMEF - Nền tảng công nghiệp y tế của Châu Á Thái Bình Dương phục vụ toàn bộ chuỗi giá trị cho thị trường chăm sóc sức khỏe, tập hợp công nghiệp đổi mới công nghệ, giao dịch, học tập và kết nối mạng Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 7,000 nhà sản xuất thiết bị y tế đến từ hơn 30 quốc gia và khu vực khác nhau đã trưng bày các sản phẩm và dịch vụ tại CMEF. Để mua bán và trao đổi các sản phẩm và dịch vụ y tế, khoảng 2,000 chuyên gia cùng gần 200,000 du khách và người mua, bao gồm các cơ quan mua sắm chính phủ, người mua bệnh viện và các đại lý từ hơn 100 quốc gia và khu vực, tập trung tại CMEF. 6. CANTON FAIR 135 - Hội chợ xuất nhập khẩu lần thứ 135 tại Quảng Châu, Trung Quốc Hội chợ Canton trưng bày một loạt các sản phẩm, nó thu hút người mua từ khắp nơi trên thế giới và đã tạo ra các giao dịch thương mại lớn tại thị trường Trung Quốc. Địa điểm: Khu liên hợp Trung tâm triển lãm Pazhou, Quảng Châu, Trung Quốc Thời gian: Đợt 1:15-19/04/2023: Thiết bị điện gia dụng, Sản phẩm thông tin và điện tử tiêu dùng, Sản phẩm điện và điện tử, Thiết bị chiếu sáng, Tài nguyên năng lượng mới, Vật liệu mới và Sản phẩm hóa học, Phần cứng, Công cụ, Máy móc và thiết bị gia công, Thiết bị điện và điện, Máy móc và bộ phận cơ khí nói chung, Tự động hóa công nghiệp và Sản xuất thông minh, Máy móc xây dựng, Máy móc nông nghiệp, Phương tiện sử dụng năng lượng mới và Di chuyển thông minh, Xe máy, Xe đạp, Phụ tùng ô tô, Xe cộ. Đợt 2: 23-27/04/2023: Vật liệu xây dựng và trang trí, Thiết bị vệ sinh và phòng tắm, Đồ nội thất, Nhà bếp và Bộ đồ ăn, Gốm sứ sử dụng hàng ngày, Đồ gia dụng, Đồng hồ, Đồng hồ đeo tay và Dụng cụ quang học, Quà tặng và phí bảo hiểm, Sản phẩm lễ hội, Trang trí nhà cửa, Gốm sứ nghệ thuật, Đồ thủy tinh, Sản phẩm làm vườn, Các sản phẩm dệt, mây và sắt, đồ trang trí bằng sắt và đá và các cơ sở spa ngoài trời. Đợt 3: 01-05/05/2023: Thiết bị chăm sóc cá nhân, Sản phẩm phòng tắm, Thuốc, Sản phẩm y tế và thiết bị y tế, Sản phẩm dành cho thú cưng, Sản phẩm dành cho bà bầu và em bé, Đồ chơi, Quần áo trẻ em, Quần áo nam và nữ, Trang phục thể thao và trang phục thường ngày, Đồ lót, Lông thú, Da, Lông vũ và các sản phẩm liên quan, Sản phẩm, Phụ kiện và phụ kiện quần áo, Hàng dệt gia dụng, Nguyên liệu và vải dệt, Thảm và tấm thảm trang trí, Giày dép, Đồ dùng văn phòng, Túi xách và vali, Sản phẩm giải trí thể thao và du lịch, Thực phẩm, Phục hồi nông thôn. Trong đó Đợt 2 là quan trọng nhất vì có ngành hàng tiêu dùng, ngành hàng lớn nhất. 7. CIIE 2024 - Hội chợ quốc tế nhập khẩu Trung Quốc lần thứ 7 Thời gian: Ngày 5 – 10/11/2024 Địa điểm: Khu liên hợp Trung tâm triển lãm Pazhou, Quảng Châu, Trung Quốc (China Import and Export Fair Pazhou Complex). Hội chợ CIIE do Chính phủ Trung Quốc chủ trì, giao Bộ Thương mại Trung Quốc và Chính quyền nhân dân thành phố Thượng Hải tổ chức thường niên tại thành phố Thượng Hải bắt đầu từ năm 2018. CIIE 2024 được tổ chức với quy mô dự kiến trên 300.000m2, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp đến từ 154 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trên đây là 7 hội chợ quốc tế nổi bật, rất được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đón chờ. Các bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin chi tiết và đơn vị hỗ trợ vận chuyển tham dự các hội chợ triển lãm hàng hóa quốc tế, hãy liên hệ đến Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco để được hỗ trợ chi tiết. Tự hào là đơn vị được cục xúc tiến thương mại và cục kinh tế trao trọng trách tham gia hỗ trợ vận chuyển và xử lý thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp tham dự hội chợ quốc tế mà đại diện Việt Nam tham dự. Do đó, chúng tôi có bề dày về kinh nghiệm, linh hoạt xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển và xử lý thủ tục hàng tạm nhập tái xuất đối với hàng mẫu, hàng tham gia hội chợ triển lãm quốc tế. Để tìm hiểu chi tiết hơn về dịch vụ vận chuyển hàng tham gia hội chợ triển lãm, quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Lacco để được các chuyên viên tư vấn hỗ trợ nhanh. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ 2 về sản lượng cà phê xuất khẩu vào các nước EU và Brazil. Tuy nhiên, để cà phê Việt có chỗ đứng vững chắc tại thị trường EU thì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu sang EU: An toàn thực phẩm, Quản lý môi trường, Chứng nhận hữu cơ, thực hiện các quy định về đóng gói - ghi nhãn và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng. I. Các tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu sang EU Các tiêu chuẩn về Chất lượng cà phê, An toàn thực phẩm, Quản lý môi trường, Chứng nhận hữu cơ, thực hiện các quy định về đóng gói - ghi nhãn và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của cà phê nhập khẩu từ Việt Nam đều và các thị trường khác đều được EU quy định chi tiết tại các điều khoản, hiệp định thương mại hợp tác. Đối với quy định của EU về nhập khẩu cà phê, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cần đảm bảo: 1. Quy định về An toàn thực phẩm Thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm được Luật Thực phẩm chung và là một vấn đề quan trọng trong Luật Thực phẩm châu Âu điều chỉnh. Thực hiện đúng hệ thống các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm: ISO 9001, ISO 22000 và các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để đảm bảo an toàn sản phẩm. Các chương trình an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn như FSSC22000 hoặc BRC. Quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn và sản phẩm GLOBALGAP để chứng nhận quy trình và có thể truy nguyên nguồn gốc. Tham khảo thêm:Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu 2. Quy định về các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm EU là một trong những thị trường quy định rất nghiêm ngặt về các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm. Các chỉ số chất gây ô nhiễm trong sản phẩm phải đảm bảo ở mức thấp nhất. Đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng thực phẩm. - Thuốc trừ sâu: EU quy định mức dư lượng tối đa (MRLs) cho thuốc trừ sâu có trong các sản phẩm thực phẩm. Thu hồi các sản phẩm thực phẩm có mức dư lượng quá quy định. Mức dư lượng thuốc trừ sâu đối với sản phẩm cà phê hữu cơ phải bằng 0. - Độc tố nấm mốc: Cà phê rang hạt và rang xay có mức Ochratoxin A (OTA) tối đa là 5 μg/kg, cà phê hòa tan là 10 μg/kg, trong khi hạt cà phê xanh không có giới hạn cụ thể. - Salmonella: Các sản phẩm cà phê nhập khẩu vào thị trường EU nếu phát hiện có Salmonella có thể sẽ bị thu hồi. - Dung môi chiết xuất: Giới hạn dư lượng tối đa đối với các dung môi chiết xuất như methyl acetate (20 mg/kg trong cà phê), dichloromethane (2 mg/kg trong cà phê rang) và methylethylketone (20 mg/kg trong cà phê). Để đảm bảo về chất lượng cà phê xuất khẩu, hàng hóa phải được làm đầy đủ thủ tục giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền cấp. 3. Truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, quy trình an toàn thực phẩm Nhà sản xuất phải truy xuất được các sản phẩm thực phẩm để phục vụ nhu cầu phòng ngừa và xử lý sự cố an toàn thực phẩm. Thực hiện các quy định và nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm của EU. Nội dung chi tiết được quy định tại Quy định EC số 178/2002. Các bạn có thể tìm hiểu thêm vềQuy trình xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) để chuẩn bị các thủ tục cần thiết. 4. Ghi nhãn thực phẩm Tại quy định EU số 1169/2011, các sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo cung cấp được đầy đủ thông tin sản phẩm gồm: Tên sản phẩm, thành phần, điều kiện bảo quản và sử dụng, nguồn gốc xuất xứ Thông tin bắt buộc trên nhãn sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng: Nhãn sản phẩm thực phẩm phải cung cấp thông tin về tên sản phẩm, thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc, điều kiện bảo quản và sử dụng, hạn sử dụng và phương thức bảo quản, khối lượng tịnh,... Các nhà sản xuất cũng phải cung cấp thông tin về các chất dị ứng có thể có trong sản phẩm theo Quy định EU số 1169/2011. 5. Truy xuất nguồn gốc, quy trình an toàn thực phẩm Quy định EC số 178/2002: Quy định này thiết lập các nguyên tắc và quy trình cho việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong EU. Yêu cầu các nhà sản xuất phải đảm bảo sự truy xuất được các sản phẩm thực phẩm để phục vụ nhu cầu phòng ngừa và xử lý sự cố an toàn thực phẩm. 6. Tiêu chuẩn về bao bì và đóng gói Các sản phẩm cà phê nhập khẩu vào EU phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về quy các đóng gói và bao bì của sản phẩm. Trên bao bị phải được ghi đầy đủ nhãn hiệu bằng tiếng Anh với các nội dung cơ bản về sản phẩm: Tên mặt hàng, mã nhận dạng, nguồn gốc xuất xứ, phân loại cà phê, khối lượng tịnh,... II. Quy trình xuất khẩu cà phê sang EU 1. Mã HS và thuế xuất cà phê xuất khẩu Cà phê thuộc nhóm mã HS: 0901. Cụ thể theo tính chất, cách chế biến của cà phê để xác định mã HS chính xác. Thuế Xuất khẩu cà phê hạt là 0%. 2. Thủ tục hải quan xuất khẩu Để đảm bảo quá trình xuất khẩu cà phê sang thị trường EU thuận lợi, các doanh nghiệp cần chuẩn bị các thủ tục sau: Commercial Invoice (hóa đơn thương mại); Packing List (Phiếu đóng gói); Bill of Lading (Vận đơn hãng tàu); Phytosanitary certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật) Certificate of Origin (C/O nếu có); Các chứng từ liên quan khác; Bên cạnh đó, để đảm bảo quy trình xuất khẩu cà phê sang EU được diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp xuất khẩu nên chuẩn bị: - Hoá đơn thương mại của sản phẩm - Hợp đồng mua bán được xác lập bằng văn bản - Thủ tục, hồ sơ chứng minh doanh nghiệp/ cá nhân đã đủ điều kiện về xuất khẩu cà phê theo đúng quy định của EU về nhập khẩu cà phê - Các loại phiếu đóng gói cà phê - Các hoá đơn, bản kê thu mua của sản phẩm. III. Đơn vị xuất khẩu cà phê sang thị trường EU uy tín Bạn đang cần tìm đơn vị xuất khẩu cà phê sang thị trường EU uy tín, chất lượng và có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu quốc tế? Công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco là địa chỉ uy tín, đang tin cậy để các bạn lựa chọn. Với kinh nghiệm phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế với đa dạng mặt hàng, công ty Lacco là sự lựa chọn đáng tin cậy của các doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch. Để đảm đảm bảo phục vụ cho khách hàng trên toàn quốc, công ty đã mở rộng chi nhánh các văn phòng đến: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nội Bài, Bắc Giang. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bài bản, chúng tôi phục vụ đầy đủ các dịch vụ xuất nhập khẩu quốc tế: Vận tải (đường bộ, hàng không, đường biển), khai báo hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, bảo hiểm hàng hóa,... đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu được diễn ra xuyên suốt, nhanh chóng. Trên đây là những thông tin cơ bản về tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu sang EU. Để nắm được các thông tin chi tiết về quy trình xuất khẩu cà phê sang EU và các thị trường quốc tế cụ thể, các bạn hãy liên hệ ngay đến công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên xuất nhập khẩu chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Trong các doanh nghiệp sản xuất, BOM được bí như "công thức chế biến" rất quan trọng để chế tạo, lắp ráp sản phẩm. BOM là gì? Làm như nào để xây dựng và quản lý BOM hiệu quả trong doanh nghiệp sản xuất? Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. I. BOM là gì? BOM có tên đầy đủ là Bill of Materials, tức là Định mức nguyên vật liệu. Đây là danh sách bao gồm đầy đủ các thông tin về bộ phận, vật liệu, linh kiện, số lượng và hướng dẫn sản xuất, lắp ráp các sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. BOM đóng vai trò cốt lõi trong quy trình sản xuất hàng hóa trong doanh nghiệp. Nó phác thảo đầy đủ những nguyên liệu thô và hướng dẫn chi tiết gồm các công đoạn tính toán loại và số lượng nguyên liệu cần tiêu hao để sản xuất một sản phẩm nào đó. BOM giống như công thức chế biến món ăn, có đó có đầy đủ các nguyên liệu, cách chế biến để tạo nên 1 món ăn hoàn chính. BOM chính là giai đoạn đầu tiên để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất hàng hóa. Do đó, một BOM có hiệu quả là xây dựng tối ưu hóa đơn định mức nguyên vật liệu để hoàn thiện sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh theo đúng thiết kế và chức năng. Nếu quá trình xây dựng hóa đơn định mức nguyên vật liệu xảy ra sai sót, nó có thể gây ra sự cố nghiêm trọng, gây lãng phí cả về nhân lực và tài lực của doanh nghiệp. Thông qua BOM, còn có thể tính toán được lượng nguyên vật liệu tồn kho sau khi hoàn thiện sản phẩm. II. Các BOM trong quản lý sản xuất Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất đang áp dụng 5 loại BOM - định mức nguyên liệu. Các loại BOM sẽ được phân loại theo nhu cầu, mục đích sử dụng để phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể. 5 loại BOM đó gồm: 1. Manufacturing Bill of Materials (mBOM) mBOM: Loại định mức nguyên liệu được sử dụng để hiển thị tất cả thông tin, bộ phận cần thiết để lắp ráp một sản phẩm hoàn chỉnh. mBOM sử dụng các thông tin, thiết bị để xây dựng chi tiết mối quan hệ các thành phần và cầu nối liên quan với nhau. Thông qua đó, mBOM có thể nắm được các thông tin, thiết bị do các bộ phận yêu cầu để xử lý trước khi đưa vào lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm. mBOM được là loại BOM được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất với nguồn dữ liệu được tổng hợp đầy đủ, chi tiết từ các hệ thống lập kế hoạch: ERP, MRP, MES. mBOM hoàn toàn phụ thuộc vào độ chính xác đơn đặt hàng của các bộ phận trong quá trình sản xuất để đảm bảo cho bộ phận mua hàng luôn duy trì được lịch trình tối ưu để đặt hàng từ các bộ phận và thương lượng giá với bên cung cấp. 2. Engineering Bill of Materials (eBOM) eBOM - Engineering Bill of Materials là loại định mức nguyên vật liệu tập trung chủ yếu vào thành phần và vật liệu thiết kế. Các công cụ hỗ trợ phát triển của eBOM trong giai đoạn thiết kế gồm: thiết kế hỗ trợ máy tính và tự động hóa thiết kế điện tử. Để hoàn thiện sản phẩm, cần tài liệu thống kế của nhiều eBOM với các số liệu đầy đủ của thành phần, bộ phận cần lắp ráp theo thiết kế của nhóm kỹ thuật. 3. Production BOM Production BOM - BOM sản phẩm, được xem là nền tảng cho đơn đặt hàng sản xuất. Chúng sẽ liệt kê các thành phần và thành phần lắp ráp để xây dựng ra một sản phẩm hoàn chỉnh gồm: đơn vị đo lường, mô tả, số lượng, giá cả sản phẩm… Trong quá trình sản xuất, các nguyên liệu thô, thành phần vật lý sẽ được chuyển đổi và phân bổ hợp lý. Các yếu tố về chi phí, nguyên liệu, thành phần,... sẽ được tự động thêm vào trong các đơn đặt hàng. 4. Single – Level BOM Level BOM là loại BOM đơn cấp, thường sử dụng cho các sản phẩm có cấu trúc đơn giản với những thành phần không quá nhỏ, gồm tổng số các bộ phận được sử dụng trong quá trình làm thành sản phẩm và được liệt kê theo thứ tự số phần. 5. Multi – Level BOM Multi – Level BOM là loại BOM cao cấp hơn Single – Level BOM, gồm mỗi sản phẩm liên kết với vật phẩm gốc. Loại BOM này có xu hướng sử dụng cho các sản phẩm có cấu trúc chi tiết, phức tạp và có thành phần lắp ráp được chia thành nhiều cấp độ phụ. III. Quy trình xây dựng một BOM hiệu quả Để xây dựng BOM hiệu quả, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ các thông tin để xây dựng hóa đơn định mức nguyên vật liệu BOM đối với sản phẩm cần sản xuất gồm: Cấp độ BOM, số lượng, Tham chiếu, Đơn vị đo, mô tả, giai đoạn, loại mua sắm, tên nhà sản xuất, chỉ số tham khảo và các nhận xét, ghi chú cần thiết. Sau khi tổng hợp đầy đủ thông tin, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng BOM gồm: Tạo tài liệu:Tạo một tài liệu bảng tính mới trực tiếp trên Excel và đặt tên dự án cùng các thông tin quan trọng lên trên cùng. a Sắp xếp tài liệu: Thiết lập quyền truy cập và theo dõi những thay đổi ở các cấp độ cần thiết. Điền thông số vào các cột: Thông thường, các thông số này sẽ gồm: SỐ thứ tự, tên mặt hàng, số lượng, số bộ phận, ghi chú... Điền thông tin vào bảng: Điền thông tin vào các hàng, theo đầu mục của cột. Mỗi thành phần của bảng sẽ có một hàng riêng biệt. Bạn nên đảm bảo rằng thông tin chính xác và luôn được cập nhật liên tục. Cập nhật số liệu: Khi tính toán và thu thập các số liệu cần thiết thì cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời theo đúng tiến độ. IV. Vai trò của BOM trong doanh nghiệp sản xuất Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, BOM thể hiện rõ tầm quan trọng trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm: 1. Vai trò là sổ tay trong hoạt động sản xuất Định mức nguyên vật liệu BOM sẽ liệt kê đầy đủ các nguyên liệu thô, linh kiện với số lượng, quy trình cần thiết để lắp ráp sản phẩm. Do đó, BOM được coi là bí kíp thành công trong quy trình sản xuất bất kỳ sản phẩm nào. 2. Tối ưu các chi phí liên quan Trong BOM đã được cập nhất đầy đủ các thông tin về giá cả, số lượng, các thiết bị lắp ráp cần thiết. Do đó, nhà sản xuất có thể nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết để tối ưu chi phí. Đồng thời tính toán tỷ giá lợi nhuận để có thể đưa ra chiến lược định giá phù hợp. 3. Tối ưu tồn kho và giảm thiểu lãng phí sản xuất Nhờ khả năng cập nhật đầy đủ các thông tin về nhà cung cấp, loại nguyên vật liệu sản xuất, số lượng, chi phí,... nên BOM là công cụ hiệu quả giúp tối ưu các khoản chi phí và giảm thiểu lãng phí nguyên liệu trong sản xuất. Nhờ tính năng cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác mà mà sản xuất có thể nắm rõ được lượng nguyên liệu tồn kho, xác định nhanh nguồn nguyên liệu cần nhập về để lắp ráp sản phẩm. Đồng thời nâng cao năng lực sản phẩm, tối ưu thời gian và các nguồn vật lực khác. 4. Tạo ra các tiêu chuẩn cho sản xuất BOM giúp doanh nghiệp trình bày quy trình phác thảo ý tưởng, từ nguyên liệu thô cần thiết, các yếu tố cần chú trọng trong sản xuất đến kiểm soát chất lượng,… Khi xác định được Định mức nguyên vật liệu sẽ giúp doanh nghiệp xác định được "quy trình sản xuất tiêu chuẩn" để đảm bảo chất lượng Một khi BOM được xác định, nó có thể được sử dụng như một phần của Quy trình Sản xuất Tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng và tính nhất quán cho mỗi lô sản phẩm. 5. BOM giúp cho chuỗi cung ứng được hoạt động nhất quán Hóa đơn định mức Nguyên vật liệu giúp tất cả các bộ phận làm việc, phối hợp với nhau đều đặn và nhuần nhuyễn. Để tạo một BOM chính xác, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ và đầu tư mạnh vào thiết kế, mua sắm, nhà sản xuất và bán hàng. Từ đó xây dựng quy trình BOM hiệu quả, phù hợp với năng lực, chức năng của nhà máy, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi.
Xem thêm