Preloader Close

Tìm kiếm

Hàng phi mậu dịch là nhóm mặt hàng đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu. Vậy đối với những mặt hàng phi mậu dịch có phải xuất hóa đơn không? hàng phi mậu dịch có phải đóng thuế không?... Các vấn đề chi tiết về thuế đối với hàng phi mậu dịch sẽ được Lacco giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. 1. Hàng phi mậu dịch là gì? Theo quy định tại Nghị định 134 /2016 NĐ-CP, những mặt hàng nằm trong danh mục hàng hóa phi mậu dịch bao gồm những mặt hàng xuất nhập khẩu không dùng trong mục đích thương mại. Các mặt hàng phi mậu dịch bao gồm: - Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. - Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên; - Hàng viện trợ nhân đạo; - Hàng hóa tạm nhập khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; - Hàng mẫu không thanh toán; - Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc của người xuất nhập cảnh; - Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân; - Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế; - Hàng phi mậu khác. 2. Hàng phi mậu dịch có được bán không? Theo quy định tại Nghị định 134 /2016 NĐ-CP, thì hàng phi mậu dịch là hàng hóa không sử dụng vào mục đích thương mại. Tức là không được trao đổi, mua bán những mặt hàng này. Phần lớn các giao dịch phi mậu dịch đều không thanh toán. Nên nếu bạn thấy dòng Phương thức thanh toán trên tờ khai mà ghi là: khongtt, tức là không thanh toán thì dù bạn không thanh toán bằng chuyển khoản được. Do đó, cũng rất khó để thực hiện giao dịch thương mại trên mặt hàng này. Và như vậy doanh nghiệp được quyền làm điều đó, vì pháp luật không cấm nhé các bạn. (Điểm này đơn thuần là về nghiệp vụ kế toán, không phải nghiệp vụ hải quan) Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải lưu ý về mặt kế toán là khi bán lại hàng PMD thì phải xuất hóa đơn với thuế GTGT là 10% và sẽ tính thuế TNDN trên toàn bộ doanh thu của việc bán hàng PMD. 3. Hàng phi mậu dịch có phải xuất hóa đơn không? Theo quy định, hàng phi mậu dịch gồm các mặt hàng được cho, tặng, biểu,... không dùng trong các giao dịch thương mại nên mặt hàng này sẽ không có hóa đơn. Trường hợp hàng phi mậu dịch bị bán lại thì buộc phải hạch toán doanh thu, thuế đầu ra và lúc quyết toán Thuế, Cơ quan thuế truy thu 25%/doanh thu của lô hàng phi mậu dịch đã xuất bán, giá vốn không được tính vào chi phí hợp lý. 4. Hàng phi mậu dịch có phải đóng thuế không? Theo Quyết định 31/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng chính phủ về định mức được miễn thuế, các đối tượng được giảm và miễn thuế. Theo đó, những mặt hàng phi mậu dịch sẽ chỉ được miễn một phần hoặc hoàn toàn các loại thuế nhưng số lượng phải ở mức cho phép đã quy định. Trường hợp hàng phi mậu dịch được miễn thuế bao gồm: + Trị giá không quá 30 triệu đồng đối với quà tặng tổ chức Việt Nam. + Trị giá không quá 1 triệu đồng đối với quà tặng cá nhân Việt Nam và tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đồng. Thông tin chi tiết, các bạn có thể liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ thủ tục hải quan để được tư vấn chi tiết hơn về thuế và các thủ tục liên quan. Hoặc gọi đến hotline: 0906 23 5599 để được chuyên viên hỗ trợ chi tiết. 5. hàng phi mậu dịch có được khấu trừ thuế GTGT không? Kể từ ngày 01/01/2015, hàng hóa phi mậu dịch có thể được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi đáp ứng các điều kiện sau: - Có tờ khai nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch - Có giấy nộp thuế GTGT đầu vào khâu nhập khẩu - Có chứng từ chứng minh hàng hóa nhập là hàng hóa phi mậu dịch. - Các chứng từ liên quan khác… Các nội dung chi tiết, Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản trả lời chi tiết tại Công văn số 10219/CT-TTHT. Chi tiết các thông tin cần tư vấn về khai báo hải quan, các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, các quy định về thủ tục, hồ sơ xuất nhập khẩu. Các bạn hãy liên hệ trực tiếp với tổng cục hải quan, các đại lý cung cấp dịch vụ hải quan uy tín. Hoặc liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn, cung cấp dịch vụ chi tiết với các loại hàng hóa cụ thể. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Khi làm thủ tục hàng hóa, CO là một trong những rất quan trọng khi xuất nhập khẩu hàng hóa và làm thủ tục hải quan. Vậy khi nào thì cần CO CQ và tầm quan trọng của loại thủ tục hàng hóa này như thế nào? 1. Chứng nhận CO CQ là gì? Chứng nhận CO là gì? C/O (certificate of origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia xuất khẩu hàng hóa. C/O phải tuân thủ đúng theo quy định của quốc gia xuất và nhập khẩu. Do đó, tùy theo hàng hóa và quốc giá mà có nhiều loại CO khác nhau: miễn thuế, ưu đãi thuế quan, có hạn ngạch,…. Chứng nhận C/O nhằm chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của hàng hóa, thực hiện theo đúng các quy định pháp lý về thuế quan và các quy định khác về luật xuất nhập khẩu của hai quốc gia. Chứng nhận CO là điều kiện cơ bản để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Đồng thời doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định. Cụ thể, những vai trò quan trọng của CO như: - Bước đầu tiên để hoàn thành đủ thủ tục để xuất khẩu hàng hóa. - Thủ tục, căn cứ để hưởng các ưu đãi về thuế theo các hiệp định thương mại thỏa thuận từ trước. - Căn cứ để áp dụng trợ giá và luật chống phá giá. Khi mà các mặt hàng phá giá thị trường tại nước sở tại mà được sản xuất từ một nước khác. - Chứng nhận CO làm căn cứ để hoạch định để áp dụng luật chống phá giá và trợ giá được thực thi. Chứng nhận CQ là gì? C/Q (certificate of quality): Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Giấy chứng nhận CQ có tác dụng để chứng minh chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố của hàng hóa. Chứng nhận CQ đóng vai trò quan trọng, giúp: Chứng minh hàng hóa sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó. Hầu hết các cơ quan chứng nhận sản phẩm đều được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996. CQ rất quan trọng cho cả nhà sản xuất và cả khách hàng của họ. Giúp xác nhận chất lượng của hàng hóa có đáp ứng thông số kỹ thuật như công bố hay không. Chứng từ CQ không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan. (trừ một số mặt hàng quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký). 2. Cơ sở pháp lý về các quy định về chứng nhận CO CQ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/06/2006. Nghị định số 127/2007/ NĐ-CP ngày 01/08/2007 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Quyết định số 24/2007/ QĐ-BKHCN ngày 28/09/2007 của bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.” Nghị định số 67/2009/NĐ-CP sửa đổi nghị định 127/2007/NĐ-CP về xuất xứ hàng hóa. 3. Tại sao hàng hóa cần CO CQ? Qua những phân tích về tác dụng, mục đích của CO CQ đối với hàng hóa và lợi ích với doanh nghiệp, có thể thấy chứng nhận CO CQ chính là căn cứ để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc cho các sản phẩm nhập khẩu. Đồng thời cũng là căn cứ quan trọng trong các thỏa thuận, hồ sơ dự thầu, hợp đồng thi công. Đơn vị sản xuất có quyền công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa của mình. Hoặc họ có thể cấp giấy chứng chỉ xuất xưởng CQ để chứng minh chất lượng sản phẩm của mình. Trong khi đó, CO sẽ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại quốc gia nào đó. Việc này giúp nhà nhập khẩu biết hàng có được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không. Chi tiết các thông tin cần tư vấn về khai báo hải quan, các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, các quy định về thủ tục, hồ sơ xuất nhập khẩu. Các bạn hãy liên hệ trực tiếp với tổng cục hải quan, các đại lý cung cấp dịch vụ hải quan uy tín. Hoặc liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn, cung cấp dịch vụ chi tiết với các loại hàng hóa cụ thể. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Doanh nghiệp nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa? 1. Nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa có bị phạt không? Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân và mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức. Theo đó, doanh nghiệp nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 2. Tờ khai hải quan có bị hủy khi đã đăng ký nhưng không có hàng hóa? Căn cứ theo Khoản 11 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định các trường hợp hủy tờ khai hải quan gồm: - Tờ khai đã đăng ký quá 15 ngày nhưng không có hàng hóa đến cửa khẩu nhập; - Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa được miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế nhưng chưa đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất; - Hết thời hạn đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ nhưng người khai hải quan chưa nộp hồ sơ hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan 15 ngày nhưng chưa có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất; - Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa phải kiểm tra thực tế nhưng người khai hải quan chưa nộp hồ sơ và xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra; Căn cứ theo quy định trên, thì hết thời gian doanh nghiệp đã đăng ký tờ khai hải quan 15 ngày mà chưa có hàng xuất khẩu thì Chi cục hải quan nơi tiếp nhận đăng ký sẽ hủy tờ khai hải quan. Số lượng gạo trong tờ khai bị hủy sẽ được bổ sung lại vào hạn ngạch xuất khẩu. 3. Ai có quyền xử phạt doanh nghiệp nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa? Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Trong khi đó, doanh nghiệp nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Như vậy, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền xử phạt doanh nghiệp nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan. Chi tiết các thông tin cần tư vấn về khai báo hải quan, các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với tổng cục hải quan, các đại lý cung cấp dịch vụ hải quan uy tín. Hoặc các bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn, cung cấp dịch vụ chi tiết với các loại hàng hóa cụ thể. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Khai báo quyết toán hải quan là hoạt động của doanh nghiệp nhằm khai báo, thông kế về số lượng, quá trình sử dụng và tình trạng hàng hóa hóa xuất nhập theo năm tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, kế toán cũng rất dễ gặp phải những sai sót về số liệu, nội dung báo cáo chỉnh sửa nhiều chỗ. Vậy những trường hợp khai sai báo cáo quyết toán hải quan có bị phạt không? bị phạt bao nhiêu? 1. Báo cáo quyết toán hải quan là gì? Theo năm tài chính, các doanh nghiệp gia công, SXXK, chế xuất phải thống kê số liệu về lượng nguyên liệu nhập khẩu; quá trình sử dụng, hàng hóa tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm. Tất cả những số liệu thống kê này chính là báo cáo quyết toán hải quan. Báo cáo quyết toán được thành lập và hạn nộp chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Báo cáo được lập bởi 03 mẫu: - Mẫu số 15 xuất - nhập - tồn nguyên vật liệu, - Mẫu 15a xuất - nhập - tồn thành phẩm và - Mẫu 16 định mức sản phẩm. 2. Khai sai báo cáo quyết toán hải quan có bị phạt không? Doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán sai thời hạn quy định Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp sửa đổi nội dung, bổ sung báo cáo quyết toán sai thời hạn quy định sẽ bị xử phạt như sau: – Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng thời hạn quy định thuộc một trong các trường hợp sau: + Khai, nộp, xuất trình, cung cấp thông tin hồ sơ hải quan, trừ vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều này và điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này; + Khai sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin số hiệu container hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất hàng, phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu; + Tái xuất phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao, nhận hàng hóa; + Khai bổ sung về trị giá hải quan quá thời hạn quy định đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Căn cứ theo quy định chi tiết về pháp lý ở trên, với những trường hợp doanh nghiệp, cá nhân khai bổ sung thông tin trên BCQTHQ chậm hơn thời hạn cho phép sẽ phải nộp phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp vi phạm là cá nhân thì sẽ bị xử phạt từ 250.000 - 500.000 đồng, từ là giảm mức phạt một nửa so với tổ chức (căn cứ quy định khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP). Theo điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 128 /2020/NĐ-CP cũng đưa ra các quy định Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã nộp, xuất trình hoặc gửi cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 7 Điều này, các Điều 9, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này; b) Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà người nộp thuế tự phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này. Chính thức từ ngày 10/12/2020, nếu doanh nghiệp phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định thì sẽ bị phạt đến 2.000.000 đồng. 3. Những doanh nghiệp cần làm báo cáo quyết toán hải quan Những doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất là những doanh nghiệp được miễn thuế khi nhập khẩu nguyên vật liệu. Để đảm bảo các thông tin chính xác, doanh nghiệp phải đối chiếu lượng nguyên liệu nhập khẩu với các thành phẩm xuất khẩu dựa trên định mức tiêu hao của nguyên vật liệu đó. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất bắt buộc phải làm báo cáo quyết toán hải quan và trình lên hải quan. 4. Cách kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan Thông thường, nếu kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan, bạn có thể thực hiện kiểm tra các nội dung sau: – Kiểm tra về định mức – Kiểm tra về tình hình tồn kho nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu tại doanh nghiệp, sẽ xuất hiện 3 trường hợp: + Không có chênh lệch + Chênh lệch thừa hoặc thiếu về lượng tồn kho giữa DN và số liệu đã kê khai hải quan. Để đảm bảo tính chính xác, tránh các trường hợp khai sai báo cáo quyết toán hải quan trong quá trình làm báo cáo, các bạn nên thuê dịch vụ làm báo cáo quyết toán hải quan chuyên nghiệp để tư vấn và hỗ trợ làm báo cáo chính xác. Từ đó đảm bảo việc nộp báo cáo đúng thời gian, thông tin chính xác, tránh bị hải quan đánh giá xấu về mức độ tuân thủ của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến những hoạt động xuất nhập hàng hóa về sau. Để nắm thêm các thông tin chi tiết về các quy định khai sai báo cáo quyết toán hải quan, tìm hiểu về dịch vụ làm quyết toán hải quan uy tín, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: – Email: info@lacco.com.vn – Hotline: 0906 23 55 99 – Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Nhập khẩu tại chỗ là hoạt động mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp với cá nhân hoặc doanh nghiệp nước ngoài ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Khác với các hình thức nhập khẩu truyền thống, nhập khẩu tại chỗ giúp doanh nghiệp rất nhiều lợi ích về thời gian, chi phí và các lợi ích khác về ưu đãi thuế quan. Làm tờ khai nhập khẩu tại chỗ có phức tạp không? Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ nhanh chóng và đơn giản. 1. Nhập khẩu tại chỗ là gì? Xuất nhập khẩu tại chỗ (On-spot export) là một hình thức doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh, mua - bán hàng hóa với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có thể xuất nhập khẩu sản phẩm hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Hàng hóa được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam. Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản, nhập khẩu tại chỗ là mua hàng hóa của đối tác nước ngoài ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Thay vì phải mua hàng từ nước ngoài và vận chuyển về Việt Nam như các hình thức nhập khẩu thông thường. 2. Các mặt hàng được phép nhập khẩu tại chỗ Căn cứ theo điều 86 thông tư số 38/2015/TT-BTC, các mặt hàng có thể thực hiện thủ tục xuất nhập hàng tại chỗ gồm: + Các loại thiết bị, máy móc thuê hoặc mượn, sản phẩm gia công, các loại vật tư nguyên liệu dư thừa, phế phẩm hay phế liệu thuộc hợp đồng gia công. Nội dung được quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP. + Hàng hóa được doanh nghiệp nội địa mua bán với doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất. + Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đơn vị tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài không có mặt tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam. 3. Hồ sơ hải quan mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ Thủ tục, hồ sơ mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ được quy định tại Điều 16 thông tư số 38/2015/TT-BTC (có sửa đổi bổ sung tại thông tư 39/2018/TT-BTC). Theo đó, để mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp phải chuẩn bị: + Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ (tờ khai điện tử) Trường hợp hàng hóa nằm trong diện phải khai tờ khai Hải quan giấy thì doanh nghiệp cần nộp 02 bản chính theo mẫu HQ/2015/XK phụ lục IV ban hành kèm thông tư số 38/2015/TT-BTC) + 1 bản chụp Hóa đơn thương mại hoặc các loại chứng từ tương đương + Giấy phép xuất khẩu hoặc giấy tờ tương đương cho phép xuất khẩu. Trong đó: Nếu chỉ xuất khẩu 1 lần: nộp 01 bản chính Nếu xuất khẩu từ 2 lần trở lên: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu + 01 bản chính Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành (nếu có) + 01 bản chụp Hồ sơ chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa (Với những doanh nghiệp lần đầu làm thủ thủ nhập khẩu tại chỗ) + Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp – nếu có + Các giấy tờ khác theo quy định đối hàng xuất khẩu (trừ vận tải đơn – B/L)
Xem thêm
Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu dù vô tình hay cố ý đều bị xét là hành vi vi phạm pháp luật. Vây những trường hợp khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt không? Xử phạt như thế nào? 1. Căn cứ pháp lý Để xác định khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt không? bị phạt bao nhiêu và mức độ sai phạm, sẽ căn cứ vào Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. 2. Khai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu Theo Công văn 1523/BTC-TCHQ của Bộ tài chính ngày 18/02/2021 về việc ghi xuất xứ trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu. Cách ghi xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan xuất khẩu, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ được thực hiện như sau: Những hàng hóa xuất khẩu đã đáp ứng các tiêu chí xuất xứ Việt Nam được quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP, Thông tư 05/2018/TT-BCT và các Thông tư hướng dẫn xuất xứ hàng hóa theo các Hiệp định thương mại tự do. Khi khai hải quan, người khai sẽ khai như sau: Tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan được khai xuất xứ Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm 2.69 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC). Cụ thể: khai mã nước xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo quy tắc: mô tả hàng hóa#&VN. + Nếu hàng hóa xuất khẩu chỉ thực hiện một số công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến tại Việt Nam, không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo các quy định tại các thông tư, nghị định trên thì trên tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan không được khai xuất xứ Việt Nam. Tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai hải quan xuất khẩu người khai hải quan khai theo cấu trúc: mô tả hàng hóa#&KXĐ. + Hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác, không phải xuất xứ Việt Nam thì tại ô “mô tả háng hóa” trên tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan khai theo cấu trúc: mô tả hàng hóa#& (ghi mã nước xuất xứ của hàng hóa). Trường hợp khai sai xuất xứ hàng hóa là hành vi kê khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Với những trường hợp này đều sẽ bị xét là hành vi vi phạm pháp luật. Gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động kinh doanh thương mại, sử dụng sản phẩm của người dân và công tác quản lý của Nhà nước. 3. Mức xử phạt với hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu Trường hợp khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt không? phạt như thế nào? Đối với những trường hợp doanh nghiệp có hành vi vi phạm về khai sai xuất xứ hàng hóa, Luật hải quan 2014 đã đưa ra quy định chi tiết về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan. Cụ thể tại Khoản 2, Điều 10 Luật hải quan 2014 quy định: Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải: + Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan; + Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; + Gian lận thương mại, gian lận thuế; + Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính; + Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ; + Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan; + Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan. Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu quy định có đưa ra các nội dung chi tiết về khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phạt bao nhiêu. Cụ thể như sau: + Trường hợp khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. + Các cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa. + Cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này. Theo nội dung chi tiết tại điều 8 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP, đối với hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa, cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. – Theo quy định tại điểm h, khoản 1 Điều 14 Nghị Nghị định 128/2020/NĐ-CP, việc cá nhân, tổ chức khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa được xem là hành vi trốn thuế. Với hành vi trốn thuế, đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc trong một số trường hợp nhất định, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, với tùy theo hành vị và mức độ sai phạm, các cá nhân, tổ chức khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp từng vi phạm cũng để lại hình ảnh xấu trong hoạt động xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của những lô hàng sau. Do đó, để đảm bảo việc khai báo xuất xứ và các mục khai hải quan chính xác, tránh các trường hợp vô tình bị nhầm lẫn, sai sót, các đơn vị nhập khẩu nên tìm các đơn vị, đại lý khai báo hải quan chuyên nghiệp để hỗ trợ. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm