Quy trình và thủ tục nhập khẩu thang máy về Việt Nam
Thang máy thuộc nhóm máy móc, thiết bị được nhập khẩu về Việt Nam từ các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Nhật và các sản phẩm có nguồn gốc từ Châu Âu. Thủ tục nhập khẩu thang máy và chính sách thuế được quy định chi tiết và rõ ràng. Các bạn đang cần tư vấn về thuế và thủ tục nhập khẩu thang máy về Việt Nam? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây, Lacco sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết các thông tư và kiến thức cơ bản về nhập khẩu thang máy.
Cơ sở pháp lý về nhập khẩu Thang máy về Việt Nam
Trước khi nhập khẩu Thang máy, các bạn cần phải nắm rõ những quy định cơ bản về nhập khẩu hàng hóa nói chung và thang máy nói riêng. Cụ thể những quy định pháp lí cần phải nắm rõ gồm:
Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008;
Công văn 5488/TCHQ-TXNK ngày 18/08/2017;
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019;
Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018;
Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Bên cạnh những quy định trên, trong quá trình làm thủ tục thông quan, trong những trường hợp nhất định, các bạn cũng cần tìm hiểu thêm các quy định liên quan đến thủ tục, hồ sơ và thông quan hàng qua các cửa khẩu, cảng biển và sân bay. Lúc này, các bạn có thể liên hệ đơn vị làm thủ tục hải quan hoặc hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn đầy đủ và chính xác.
Mã HS và thuế nhập khẩu Thang máy
Khi nhập khẩu Thang máy hay bất kỳ mặt hàng nào, thì các bạn cần phải nắm được chính xác mã HS để xác định thuế nhập khẩu khi khai tờ khai hải quan và đóng thuế đầy đủ cho cơ quan chuyên trách. Đối với Thang máy, các bạn có thể tham khảo mô tả hàng hóa và xác định mã HS chính xác, từ đó xác định mức thuế thông thường, thuế ưu đãi và thuế VAT theo bảng dưới đây.
Mã HS |
Mô tả hang hóa |
Đơn vị |
NK TT |
NK Ưu đãi |
Thuế VAT |
8428 |
Máy nâng hạ, giữ, xếp hoặc dỡ hàng khác (ví dụ, thang máy (lift), thang cuốn, băng tải, thùng cáp treo) |
||||
842810 |
- Thang máy (lift) và tời nâng kiểu gầu nâng (trục tải thùng kíp): |
||||
- - Thang máy (lift): |
|||||
84281031 |
- - - Để chở người |
chiếc |
15 |
10 |
8 |
84281039 |
- - - Loại khác |
chiếc |
15 |
10 |
8 |
84281040 |
- - Tời nâng kiểu gầu nâng (trục tải thùng kíp) |
chiếc |
5 |
0 |
8 |
842820 |
- Máy nâng hạ và băng tải dùng khí nén: |
||||
84282010 |
- - Loại sử dụng trong nông nghiệp |
chiếc |
7.5 |
5 |
8 |
84282090 |
- - Loại khác |
chiếc |
7.5 |
5 |
8 |
- Máy nâng hạ và băng tải hoạt động liên tục khác, để vận tải hàng hóa hoặc vật liệu: |
|||||
84283100 |
- - Thiết kế chuyên sử dụng dưới lòng đất |
chiếc |
7.5 |
5 |
8 |
842832 |
- - Loại khác, dạng gàu: |
||||
84283210 |
- - - Loại sử dụng trong nông nghiệp |
chiếc |
7.5 |
5 |
8 |
84283290 |
- - - Loại khác |
chiếc |
7.5 |
5 |
8 |
842833 |
- - Loại khác, dạng băng tải: |
||||
84283310 |
- - - Loại sử dụng trong nông nghiệp |
chiếc |
7.5 |
5 |
8 |
84283390 |
- - - Loại khác |
chiếc |
7.5 |
5 |
8 |
842839 |
- - Loại khác: |
||||
84283910 |
- - - Loại sử dụng trong nông nghiệp |
chiếc |
7.5 |
5 |
8 |
84283990 |
- - - Loại khác |
chiếc |
7.5 |
5 |
8 |
84284000 |
- Thang cuốn và băng tải tự động dùng cho người đi bộ |
chiếc |
7.5 |
5 |
8 |
84286000 |
- Thùng cáp treo, ghế treo, cơ cấu kéo người trượt tuyết lên cao dùng trong môn trượt tuyết; cơ cấu kéo dùng cho đường sắt leo núi |
chiếc |
5 |
0 |
8 |
84287000 |
- Rô bốt công nghiệp |
chiếc |
5 |
0 |
8 |
842890 |
- Máy khác: |
||||
84289020 |
- - Máy tự động để dịch chuyển, xử lý và kẹp giữ tấm mạch in, tấm dây in hoặc mạch in đã lắp ráp |
chiếc |
5 |
0 |
8 |
84289030 |
- - Thiết bị đẩy xe goòng trong hầm mỏ, thanh ngang xe goòng hoặc đầu máy, thiết bị lật toa xe và các thiết bị giữ xe goòng chạy đường sắt tương tự |
chiếc |
5 |
0 |
8 |
84289090 |
- - Loại khác |
chiếc |
5 |
0 |
8 |
Trên bảng là 3 mức thuế cơ bản, bên cạnh đó, tùy theo thị trường nhập khẩu mà các Thang máy nhập khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi khác. Các bạn có thể tham khảo chi tiết tại Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025.
Chính sách và thủ tục nhập khẩu thang máy năm 2025
Thủ tục nhập khẩu thang máy về Việt Nam
Khi nhập khẩu, vận chuyển thang máy về Việt Nam, các bạn cần xuất trình được các thủ tục bắt buộc gồm:
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Bill of lading (Vận đơn)
- Giấy giới thiệu
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Đơn tiếp nhận đăng ký kiểm tra chất lượng & nộp kết quả để hoàn tất thủ tục thông quan.
Các bạn có thể tham khảo thêm: Tổng hợp các loại phụ phí trong Logistics vận tải đường biển
Lưu ý:
Thang máy thuộc nhóm hàng hóa thuộc quyền quản lý của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. Do đó, khi nhập khẩu thang máy về Việt Nam cần thực hiện kiểm tra chất lượng (theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH)
Quy trình làm kiểm tra chất lượng thang máy nhập khẩu
Các bạn chỉ cần thực hiện 3 bước để làm kiểm tra chất lượng cho thang máy nhập khẩu.
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng gồm: bản đăng ký kiểm tra chất lượng, bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan, bản sao hợp đồng mua bán và danh mục hàng hóa kèm theo hợp đồng;
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, các bạn có thể đến đăng ký kiểm tra chất lượng hang hóa tại Sở lao động thương binh xã hội.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan và đưa thang máy về kho bảo quản
Sau khi Sở lao động thương binh xã hội tiếp nhận hồ sơ, sẽ giải quyết trong khoảng 2-3 ngày làm việc. Khi có đơn đăng ký, chủ hàng có thể tiến hành mở tờ khai hải quan và đưa hàng về kho.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy
Việc kiểm tra chất lượng sẽ do đơn vị có đủ chức năng kiểm tra chuyên ngành thực hiện. Sau khi hang hóa được kiểm tra chất lượng theo đúng yêu cầu và các tiêu chuẩn theo quy định, đơn vị kiểm tra sẽ ra quyết định và cấp chứng thư đạt chuẩn.
Trường hợp, bên chủ hang cần phải bổ sung thủ tục, Sở lao động thương binh xã hội sẽ liên hệ trước tiếp với người xin giấy kiểm tra chất lượng để thông báo. Nếu hàng hóa đạt được đúng chất lượng nhập khẩu theo quy định thì sẽ được cấp giấy để xuất trình hải quan, thông quan hàng hóa. Lúc này có thể đưa kết quả xác nhận để bổ sung cho hải quan và thông quan hàng hóa.
Nhãn mác thang máy khi nhập khẩu
Thang máy nhập khẩu cần thực hiện đúng yêu cầu về nhãn mác đối với hàng nhập khẩu. Theo đó, trên nhãn hàng hóa phải có đầy đủ các thông tin như: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa, các nội dung khác theo tính chất của từng loại thang máy.
Quy trình thủ tục nhập khẩu thang máy
Theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC) và Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH, quy trình nhập khẩu thang máy bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Ngay sau khi có đầy đủ chứng từ nhập khẩu (hợp đồng, hóa đơn thương mại, packing list, vận đơn, CO - chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và mã HS code của thang máy), doanh nghiệp tiến hành khai báo thông tin trên hệ thống hải quan điện tử.
Việc khai báo phải được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng đến cảng. Sai sót trong khai báo có thể dẫn đến việc điều chỉnh phức tạp, bị xử phạt hành chính hoặc ảnh hưởng đến tiến độ thông quan.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai báo hoàn tất, hệ thống sẽ trả kết quả phân luồng (xanh, vàng, đỏ). Dựa vào kết quả này, doanh nghiệp tiến hành:
- In tờ khai và nộp bộ hồ sơ giấy tại chi cục hải quan.
- Tiến hành mở tờ khai theo hướng dẫn của cán bộ hải quan.
Thông thường, việc mở tờ khai cần được thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai báo. Trường hợp, nếu để quá thời hạn cho phép thì tờ khai sẽ bị hủy, đồng thời chủ hàng phải chịu thêm phí phạt theo quy định.
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy móc CNC? Thuế nhập khẩu máy CNC (mới nhất)
Bước 3: Đăng ký kiểm tra chất lượng nhập khẩu
Thang máy thuộc nhóm hàng bắt buộc kiểm tra chất lượng theo Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH. Quy trình thực hiện theo hướng dẫn Lacco đã chia sẻ ở nội dung trên.
Bước 4: Thông quan hàng hóa
Sau khi hoàn tất kiểm tra và không có vướng mắc, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Doanh nghiệp nộp thuế nhập khẩu và được phép đưa hàng về kho.
Trong một số trường hợp, hàng có thể được đưa về kho bảo quản trước trong khi chờ hoàn tất thủ tục bổ sung.
Bước 5: Đưa hàng về kho và sử dụng
Khi tờ khai đã thông quan, doanh nghiệp làm thủ tục thanh lý và vận chuyển hàng về kho. Sau đó, tiến hành các bước lắp đặt và vận hành theo đúng quy định hiện hành.
Những lưu ý khi nhập khẩu thang máy
Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu thang máy, doanh nghiệp cần chú ý một số điểm quan trọng sau:
Nghĩa vụ thuế: Thuế nhập khẩu và thuế GTGT là bắt buộc. Doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS và thuế suất để tránh bị truy thu hoặc phạt chậm nộp.
Kiểm định chất lượng: Tất cả các loại thang máy nhập khẩu đều phải đăng ký kiểm tra chất lượng. Bộ phận an toàn của thang máy cũng nằm trong phạm vi kiểm định riêng.
Hàng thang máy đã qua sử dụng: Thang máy đã qua sử dụng được phép nhập khẩu nhưng phải đảm bảo thiết bị có tuổi đời dưới 10 năm và đạt yêu cầu kiểm định chất lượng kỹ thuật.
Kết luận
Thủ tục nhập khẩu thang máy là một quy trình có tính chuyên môn cao và nhiều khâu phức tạp. Để đảm bảo tiến độ và tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thủ tục hải quan, xin giấy phép và vận chuyển uy tín. Nắm rõ các quy định pháp luật liên quan và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khi làm thủ tục, xin giấy phép và thông quan hang.
Trên đây là những chia sẻ cơ bản về quy trình và các quy định khi nhập khẩu thang máy. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn sẽ nắm được những kiến thức cơ bản để đảm bảo việc nhập khẩu thang máy và các thiết bị máy móc về Việt Nam được thuận lợi.
Mọi thông tin chi tiết về thủ tục, vận chuyển nhập khẩu Thang máy và các sản phẩm máy móc thiết bị khác, các bạn hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco để được tư vấn chi tiết.
- Email: info@lacco.com.vn
- Hotline: 0906 23 55 99
- Website: https://lacco.com.vn